Dưa Tết Ế, Nông Dân Và Lái Dưa Chịu Lỗ

Sản lượng dưa hấu Tết tăng cao trong khi thị trường tiêu thụ chủ yếu chỉ tại địa phương đã làm cho nhiều hộ trồng dưa lỗ vì dội chợ.
Đến thời điểm này, nhiều hộ trồng dưa bán Tết vẫn còn dựa bán, giá dưa tối đa 3.000 đ/kg. Chủ một quầy dưa tại chợ huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết: Dưa bán từ hồi trong Tết, nay cuống đã khô, chắc chỉ bán được đôi ba bữa nữa thôi. Ở Tam Bình dội chợ, cân vô 3.500 đ/kg, chiều 30 tết, bán có 2.000 đ/kg. Hiện giờ cũng chỉ 2.000 - 3.000 đ/kg vẫn không có người mua.
Trong khi đó, nhiều hộ trồng dưa khốn khổ vì không có lái đến mua đành tự bán. Anh Trần Văn Đông (xã Mỹ Thạnh Trung - Tam Bình) nói: “Tôi còn hơn 3 tấn dưa, chia làm hai chỗ bán mà chỉ được cỡ 10 kg/ngày, không biết có bán hết trước khi nó hư không. Ông chú tôi trồng cả chục công dưa, mới bán có 1 công, còn 9 công không biết bán đằng nào cho hết”.
Không chỉ huyện Tam Bình mà dưa hấu tết tại TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ cũng dội chợ. Anh Nguyễn Hoàng Minh (Tam Bình) lái dưa nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: Dưa dội chợ là do nông dân mình trồng tự phát không tìm hiểu nhu cầu thị trường và tết này cũng không xuất khẩu được.
Có thể bạn quan tâm

Ca cao trồng ở Việt Nam, đặc biệt tại Bến Tre, được các nhà nhập khẩu đánh giá là cho trái có chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Lúc cao điểm, năm 2012, diện tích ca cao của Bến Tre lên đến 10.600ha.

Ngày 13/8, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết đơn vị phối hợp cùng công ty Nestlé Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai gần 6,9 triệu cây giống cà phê.

Để làm rõ hơn về những lo ngại liên quan tới chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là quy trình kiểm tra xử lý doanh nghiệp vi phạm như thế nào, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) về những nội dung liên quan.

Hiện, vùng nuôi nghêu ven biển Gò Công (Tiền Giang) đã qua thời gian nghêu chết hàng loạt (tháng 2-3 hàng năm), nghêu đang phát triển tốt. Đây được coi là yếu tố thuận lợi giúp nghề nuôi nghêu phục hồi và phát triến sau nhiều năm liên tục bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, xét về tổng quan thì nghề nuôi nghêu ven biển ngày càng đối diện với nhiều khó khăn.

Những ngày giữa năm, ngư dân các xã ven biển huyện Gò Công Đông được mùa nên họ liên tiếp ra khơi. Những chuyến ghe đầy ắp các loại tôm, mực, cá… mang niềm vui mới, cho thấy một năm làm ăn được mùa.