Thành Phố Tuy Hòa Chỉ Có 4 Tàu Cá Ra Khơi Đánh Bắt

Ngày 7/8, Trạm kiểm soát Đà Rằng, Đồn Biên phòng Tuy Hòa cho biết, trong 3 ngày vừa qua chỉ có 4 phương tiện tàu cá: PY-90262 TS, PY 90226 TS, PY-90109 TS và PY-90504 của các ông Hồ Đình Tịnh, Trần Xuân Phụng, Nguyễn Thành và Lê Quang Tuấn ở phường 6 (TP Tuy Hòa) xuất bến ra khơi hoạt động đánh bắt trên biển.
Trong đó, phương tiện PY-90226 TS và PY-90109 TS hành nghề lưới chuồn; 2 phương tiện còn lại hành nghề lưới rút và câu đèn. Hiện hầu hết tàu cá của ngư dân phường Phú Đông và phường 6 (TP Tuy Hòa) đang neo đậu tại bến, hoặc đang sửa chữa, chưa có kế hoạch ra khơi.
Theo các chủ phương tiện, nguyên nhân tàu cá đánh bắt xa bờ chưa xuất bến là do đang trong thời gian gối vụ, thu nhập từ hoạt động đánh bắt cá ngừ đại dương trong những ngày vừa qua không bù đắp được phí tổn nên không muốn ra khơi.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây, trước thực trạng giá cả rau màu bấp bênh, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển sang đầu tư sản xuất một số loại cây trồng mới.

Dù Bộ Tài chính đã loại bỏ đến 35 loại phí và lệ phí, nhưng theo người chăn nuôi, vẫn còn rất nhiều loại đang tồn tại, không đánh trực tiếp vào các hộ chăn nuôi, mà thông qua các khâu trung gian như: thức ăn chăn nuôi, vệ sinh, môi trường, kiểm dịch, giết mổ...

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.

Ngoại phụ thuộc, nội không có bất cứ một sự liên kết nào giữa doanh nghiệp và nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ, người trồng tự phát, đầy rủi ro, doanh nghiệp làm thuê cho thương lái Trung Quốc... khiến thanh long mãi chẳng “ngọt”!

Từ một loài cây hoang dã, trái chín rụng rơi đầy gốc vào mùa thu mỗi năm, giờ đây quả táo mèo (còn gọi là sơn tra) đang trở thành hàng hóa bán chạy về miền xuôi.