Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 vấn đề cốt lõi trong tái cơ cấu lúa gạo

3 vấn đề cốt lõi trong tái cơ cấu lúa gạo
Ngày đăng: 17/11/2015

Ba vấn đề này đặc biệt cấp bách tại vùng lúa gạo trọng điểm ĐBSCL - khu vực chiếm hơn 90% sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu của cả nước, nhưng chưa được đề cập đủ trong dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo.

Cụ thể về giống, Bộ NNPTNT cần sớm công bố tiêu chuẩn hạt gạo đạt chuẩn quốc gia để có cơ sở xác định cho doanh nghiệp (DN) khi định giá xuất khẩu.

Ví dụ như giống lúa thơm Jasmine, có rất nhiều dòng khác nhau, sản phẩm gạo thơm của các DN cũng có tỉ lệ độ thuần khác nhau trong khi việc kiểm tra độ thuần trong nước rất khó khăn.

Hiện chỉ có Viện Lúa Ô Môn (Cần Thơ) có máy móc để làm việc này, nhưng kéo dài 7 – 10 ngày và chi phí cao.

Còn Thái Lan kiểm tra độ thuần của gạo Jasmine chỉ tốn 7 – 8 giờ, giá rẻ hơn nhiều.

Do đó, nhiều DN khi xuất khẩu gạo thơm vẫn phải gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định, rất tốn kém.

Từ năm 2008 đến nay, có khoảng 20 DN Việt Nam được xuất khẩu gạo thơm vào thị trường Mỹ, nhưng phần rủi ro cho DN rất lớn.

Ví dụ như trong năm 2014, một DN thành viên của Vinafood II đưa 1.000 tấn gạo thơm vào Mỹ đã lỗ hơn 4 tỷ đồng, do DN không kiểm tra được độ thuần của gạo thơm trước khi xuất khẩu nên bị đối tác trả hàng về.

Đặc biệt, vấn đề cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng ĐBSCL cũng cần được chú trọng.

Ở khu vực này có 4 nhóm nông sản lớn, gồm lúa gạo, trái cây và tôm, cá.

Nhóm nào cũng trên triệu tấn nhưng hệ thống giao thông vùng này lại quá yếu, không tải nổi số lượng nông sản này.

Có đến 80% lượng nông sản ở ĐBSCL muốn xuất khẩu phải đưa về TP.HCM khiến giá thành đội lên thêm từ 9 – 12 USD/tấn do phải gánh thêm chi phí vận tải.

Đây là vấn đề lớn, rất cấp bách nếu muốn nông nghiệp ĐBSCL thay đổi, phát triển trong những năm tới.


Có thể bạn quan tâm

"Cao Thủ" Nuôi Heo Rừng

Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, năm 21 tuổi, anh Nguyễn Văn Minh (thường gọi là Đức, SN 1949) lên Đăk Lăk tìm cơ hội mới và lập nghiệp tại khối 5, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột. Lúc đầu với hai bàn tay trắng, giờ đây ông Minh đã trở thành một "cao thủ" nuôi heo rừng có tiếng, thu nhập lên tới trên 500 triệu đồng/năm.

20/03/2012
Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu Cách Hạn Chế Lúa Đẻ Nhánh Vô Hiệu

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).

13/07/2012
Mô Hình Nuôi Kết Hợp Cá Bống Tượng Và Cá Sặc Rằn Mô Hình Nuôi Kết Hợp Cá Bống Tượng Và Cá Sặc Rằn

Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc bổi.

15/05/2012
Sả - Gia Vị Chống Nhiều Bệnh Sả - Gia Vị Chống Nhiều Bệnh

Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.

23/02/2012
Sử Dụng Giống Lúa Ở ĐBSCL: Nhiều Bất Ổn Sử Dụng Giống Lúa Ở ĐBSCL: Nhiều Bất Ổn

Bất ổn trước hết là ở chỗ nhiều giống lúa có sự gia tăng đột biến về diện tích ở nhiều địa phương. Các giống IR50404, OM576 chiếm tỷ lệ rất cao tại nhiều tỉnh như: Đồng Tháp 43,6%, Trà Vinh: 40%, Tiền Giang: 31%, Vĩnh Long: 30 %, An Giang: 27%, Hậu Giang 20%. Giống lúa thơm Jasmine 85 cũng chiếm đến 40 % tại Cần Thơ, khoảng 20 % tại Tiền Giang...

14/07/2012