Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) thu hoạch tôm sớm để giảm thiểu thiệt hại

Thực hiện khuyến cáo trên của cơ quan chuyên môn, hiện nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã và đang triển khai thu hoạch sớm để giảm thiểu thiệt hại.
Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Vạn Ninh, đến ngày 3-6 đã có 49 ha tôm nuôi từ 20 - 60 ngày tuổi được các hộ nuôi trồng cho thu hoạch sớm.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tôm nuôi được thu hoạch “non” nên sản lượng thấp và giá thành rẻ (một phần do bị các thương lái ép giá). Theo đó, tôm nuôi từ 20 - 30 ngày tuổi, trọng lượng tương đương 300 - 400 con/kg được thương lái thu mua với giá dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Loại 100 - 150 con/kg có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg. Loại 90 - 100 con/kg có giá 80.000 - 90.000 đồng/kg, rẻ hơn so với năm 2014 từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…

Không ngoa chút nào khi gọi ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) là thủ phủ gà ta của Đồng Nai. Bởi trong một năm, ấp này cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con gà ta.

Trong thời gian qua, đầu ra của lúa giống bấp bênh, loay hoay mãi với trò rượt đuổi của thị trường. Trước thực trạng trên, mô hình sản xuất lúa giống có liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang ra đời, đáp ứng nhu cầu thực tại cho đầu ra sản phẩm, người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên giàu có.

Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.