Thành Phố Hồ Chí Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Tôm Theo VietGAP

Trong ba năm qua, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hộ nuôi tôm đã chuyển từ mô hình nuôi quảng canh truyền thống sang nuôi theo hướng VietGAP do nhiều vụ nuôi bị thiệt hại nặng bởi dịch bệnh.
Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.
Sau một thời gian áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP, nhiều hộ nhận thấy tôm VietGAP đạt năng suất và giá trị cao hơn nhiều so với nuôi theo phương pháp thông thường, đồng thời dịch bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn.
Nguyên nhân chủ yếu là do khi nuôi tôm theo mô hình VietGAP, các yếu tốt con giống, chất lượng hóa chất, kháng sinh sử dụng trong suốt quá trình nuôi dưỡng được lựa chọn kỹ càng, các yếu tố khác như nguồn nước, hệ thống thải, vệ sinh ao đầm cũng được kiểm soát và thực hiện đúng quy chuẩn. Nhờ đó, sức khỏe của tôm được bảo đảm, người nuôi cũng chủ động quản lý ao nuôi tốt hơn, có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu hơn.
Nuôi tôm VietGAP mang lại nhiều lợi thế, song mô hình này vẫn chưa thực sự phổ biến do người nuôi ngại thay đổi, chưa sẵn sàng tiếp thu cái mới và e dè về kết quả đạt được.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Liễu Đô (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Nông dân Hoàng Văn Cát là một trong những người như thế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP được mở rộng, hiệu quả sản xuất chăn nuôi được nâng cao. Đó là kết quả quan trọng của Chương trình phối hợp về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phía Bắc.

Ngày 22/4/2015, tại UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), ông Kim Ngọc Thái, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành tỉnh đã nghe lãnh đạo 04 huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành báo cáo về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vùng nước mặn - lợ.

Mặc dù lịch thời vụ đã qua hơn 1 tháng, nhưng hầu hết hồ nuôi tôm ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đang bị “bỏ giá”.

Từng mang tên “dòng kênh đen” do ô nhiễm, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ngày nay đã hồi sinh và trở thành điểm nuôi trồng thủy sản của TP HCM. Sáng ngày (24/4), TP HCM đã thả hơn 450.000 con cá giống tương đương hơn 10 tấn, trị giá gần 500 triệu đồng xuống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nơi từng được gọi là dòng kênh “đen”.