Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Phố Của Philippines Phát Triển Nhờ Cá Ngừ

Thành Phố Của Philippines Phát Triển Nhờ Cá Ngừ
Ngày đăng: 13/09/2014

Thị trưởng Ronnel Rivera của TP. Generam Santos cho biết, đây là lúc để nhìn ngành công nghiệp cá ngừ trong tương lai xa hơn nếu thành phố di chuyển là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Mindanao.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Rivera cho biết General Santos có tiềm năng trở thành trung tâm công-nông nghiệp của vùng.

Tổng lượng cá ngừ cập cảng của Generam Santos đã tăng thêm 14,5% trong nửa đầu năm nay, đạt 104.310,96 tấn, tăng thêm 13.238,69 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, ông này cho biết các nhà máy sản xuất cá ngừ đóng hộp trong thành phố đang phải sử dụng ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu thô từ các tàu đánh bắt cá ngừ nước ngoài và từ Manila.

Trong năm 2013, 43% (tương đương 71.988,24 tấn) trong tổng sản lượng 167.578,75 tấn cá của thành phố này là cá ngừ đông lạnh đến từ nước ngoài trong khi 8% đến từ Manila.

Cá ngừ đông lạnh cập cảng của thành phố được chuyển đến cho nhà máy đồ hộp ở đây.

Theo hồ sơ của Cơ quan Phát triển Thủy sản Philippines, từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, tổng số lượng cá ngừ đông lạnh cập cảng đã đạt 48.464,62 tấn, chiếm 46% tổng lượng cập cảng.

Thành phố này đã phải bắt đầu NK cá ngừ đông lạnh từ năm 2007.

Các nhà sản xuất cá ngừ lớn của thành phố được phép liên tục khai thác tại các ngư trường mới ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, do nhu cầu chế biến đóng hộp và cá ngừ chế biến tiếp tục là tăng mạnh.

Hiện tại, theo ông Rivera, TP. General Santos vẫn là thủ phủ cá ngừ của Philippines.

6 trong số 7 nhà máy sản xuất cá ngừ đóng hộp của nước này vẫn đang hoạt động tại thành phố này. Và cá ngừ đã trở thành một sản phẩm XK truyền thống của đất nước với hơn 250 triệu USD trong tổng doanh thu XK hàng năm.

Thành phố này sẽ tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 46 vào ngày 5/9, trùng hợp với lễ hội cá ngừ hàng năm của Philippines.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Vịt Kiểu Mới, Cho Thu Nhập Cao Ở Đồng Nai Nuôi Vịt Kiểu Mới, Cho Thu Nhập Cao Ở Đồng Nai

Xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) là vùng đất trắng, bạc màu nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để vươn lên thoát nghèo, nhiều nông dân đã mạnh dạn mở trang trại chăn nuôi, điển hình là ông Nguyễn Kính đã xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

26/09/2012
Nhím Nuôi Rớt Giá Nhím Nuôi Rớt Giá

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.

26/09/2012
Giá Ca Cao Giảm Mạnh Ở Lâm Đồng Giá Ca Cao Giảm Mạnh Ở Lâm Đồng

Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).

26/09/2012
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc, Đậu Tương Xen Bạch Đàn Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc, Đậu Tương Xen Bạch Đàn

Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án 'Lâm nông kết hợp trên đất dốc', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.

26/09/2012
Cao Su Rớt Giá, Người Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su Rớt Giá, Người Dân Chặt Bỏ Cây

Tại thời điểm này, giá mủ cao su chỉ bằng mức 1/2 năm 2011. Trong khi đó, hiện lượng mủ tồn đọng ở các công ty cao su rất lớn.

27/09/2012