Thành phố cảng tăng tốc cơ giới hóa

Kết quả này là nhờ địa phương tăng mạnh tỷ lệ cơ giới hóa.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hải Phòng, việc ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật đã giúp thành phố hình thành các vùng SX tập trung hiệu quả cao.
Nhiều loại máy mới được đưa vào SX trong các khâu làm đất, xúc đào mương, gieo mạ khay, cấy, phun thuốc BVTV, gặt lúa, vận chuyển, đập tách hạt, bơm nước...
Đến nay, 100% công việc làm đất, tuốt đập/tách hạt, xay xát gạo đã sử dụng máy móc. 95% việc tưới tiêu, gần 90% khâu vận chuyển được cơ giới hóa.
Đặc biệt, từ năm 2004 Hải Phòng đã có một mô hình trồng trọt công nghệ cao điển hình ở miền Bắc là trồng cây trong nhà kính theo công nghệ Israel tại Trung tâm Giống & phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. Các quy trình SX tại đây được cơ khí hóa, tự động hoá, trừ khâu thu hoạch.
Trong chăn nuôi, những năm gần đây, Hải Phòng có sự chuyển mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô trang trại và gia trại. Đến nay, thành phố có hơn 900 trang trại, trên 10.000 gia trại.
Hầu hết các trang trại, gia trại lớn sử dụng hệ thống chuồng trại bán tự động, áp dụng cơ giới hóa nhiều khâu, từ vệ sinh, làm mát chuồng trại; chế biến và cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi cho đến xử lý chất thải của chúng…
Trong nuôi trồng thủy sản, đã xuất hiện nhiều mô hình SX giống thủy sản, chăn nuôi công nghiệp.
Các mô hình đều sử dụng các thiết bị máy tiên tiến trong nuôi và chế biến thức ăn thủy sản, tỷ lệ cơ khí hóa cao, đạt 80% (trong cung cấp nước), 70% (sục khí ao đầm nuôi), 50% (SX và chế biến thức ăn)…
Những kết quả trên có sự đóng góp quan trọng của những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hoá SX nông nghiệp.
Năm 2012, Hải Phòng đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa phục vụ SX nông nghiệp đến năm 2015, định hướng đến 2020. Triển khai đề án này, trong 2 năm 2013-2014, thành phố đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở 12 xã điểm NTM, trong đó hỗ trợ 50% giá trị máy nông nghiệp KUBOTA của Nhật Bản.
Từ năm 2013 đến nay, hằng năm thành phố đều dành kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ SX lúa. Năm nay, thành phố hỗ trợ gần 18 tỷ đồng để thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ trên 1.140 ha lúa tại 6 huyện.
Nhờ những cơ chế, chính sách kịp thời, tỷ lệ cơ khí hóa đã tăng mạnh trong nhiều khâu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều.
Sở NN-PTNT cũng kiến nghị thành phố hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn vốn vay được dễ dàng, thuận tiện; chỉ đạo các địa phương triển khai nhanh công tác dồn điền đổi thửa, làm tốt công tác quy hoạch đồng ruộng, thủy lợi, giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa đồng bộ.
Trong một số khâu, mức độ cơ giới hóa còn rất thấp, đặc biệt là khâu thâm canh, chế biến, bảo quản nông sản hầu như chưa được cơ giới hóa, sản xuất thủ công là chính.
Mặt khác, máy móc chưa phát huy được hiệu quả cao do hạ tầng kém, ruộng đất manh mún, đường giao thông nội đồng xuống cấp, nhiều nơi không có bờ vùng bờ thửa nên máy cơ giới đi lại rất khó khăn...
Tăng cường đầu tư
Thời gian tới, Hải Phòng sẽ tăng cường đầu tư cho các khâu cơ giới hóa phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản, vận chuyển và bảo quản, chế biến nông sản, thuỷ sản.
Đồng thời, thành phố sẽ mở rộng hệ thống cung ứng dịch vụ, sửa chữa máy cơ điện nông nghiệp trên cơ sở phát triển các mô hình dịch vụ truyền thống, đầu tư trang thiết bị hiện đại và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Mỗi huyện sẽ có một trung tâm dịch vụ sửa chữa, lắp ráp máy cơ khí nông nghiệp.
Để đẩy mạnh cơ giới hóa, ngành NN-PTNT tham mưu thành phố, trước hết cần thực hiện tốt việc quy hoạch các vùng SX tập trung, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp.
Cùng với đó, tổ chức đào tạo chuyên sâu, tập huấn diện rộng cho cán bộ kỹ thuật, các hộ gia đình, chủ trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp về vai trò của cơ giới hóa và các kỹ năng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng máy, thiết bị...
Ngoài ra, cần đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ trong chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.

Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.

Thế nhưng đi giữa những hàng ao lớn nhỏ, ao này nối tiếp ao kia nghe tiếng cá quẫy đớp không khí giữa hàng ngàn bong bóng tròn đồng tâm lan rộng trên các mặt hồ thật vui tai.

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.

Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.