Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.
Ấp 6 và ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học. Tại đây có 17 hộ dân được trợ giúp 3.500 con vịt giống sạch bệnh, cùng với hỗ trợ 30% thức ăn, thuốc sát trùng và tập huấn chuyển giao kỹ thuật: Nuôi úm, cách cho ăn, uống và thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh, sát trùng chuồng trại định kỳ... Qua gần 2 tháng thả nuôi, vịt đạt trọng lượng bình quân 3,1 kg/con, tỷ lệ nuôi sống toàn đàn trên 95%, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,8 kg, trừ chi phí mỗi con lãi trên 23.600 đồng.
Các đại biểu đã trao đổi và nhất trí đánh giá mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học đạt hiệu quả kinh tế cao, thích nghi với điều kiện thời tiết của địa phương, cho ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mô hình đã làm thay đổi dần từ hình thức nuôi vịt thả lan chạy đồng dễ lây lan dịch bện sang chăn nuôi tập trung, quản lý được dịch bệnh. Đây sẽ là cơ sở để thành phố Cà Mau nhân rộng trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là trong lúc bệnh cúm gia cầm (H5N1) đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Một thời gian ngắn nữa chính sách mới về tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu lực thi hành. Đây là tín hiệu mừng cho doanh nghiệp và nông dân, góp phần vào việc khơi thông nguồn vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực này…

Nhằm trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và mở các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế của hội viên.

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Nhiều trà lúa Hè thu muộn khoảng 5-7 ngày tuổi ở xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) đột ngột bị thối rễ và chết. Nguyên nhân được ngành chuyên môn nhận định ban đầu là do ngộ độc phèn.