Thanh niên Đinh Bá Bình quyết chí làm giàu
Khi mới 21 tuổi, anh Bình lập gia đình với vô vàn khó khăn. Tài sản không có gì ngoài 5.000m2 đất ruộng và đôi bàn tay trắng.
Gắn bó với đồng ruộng, nên Đinh Bá Bình hiểu rõ những lợi thế của vùng đất thuần nông này. Ý tưởng về một mô hình trồng cây ăn quả cứ ngày ngày thôi thúc anh. Năm 2010, biết người thân ở tỉnh Bình Thuận làm giàu từ thanh long, anh Bình cất công vào tận nơi để học hỏi kinh nghiệm, ghi chép tỉ mỉ kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long.
Trở về, anh bàn với vợ đầu tư trồng thử hơn 300 gốc thanh long ruột đỏ. Chỉ sau một năm dày công chăm sóc, vun trồng vườn thanh long đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg lứa đầu gia đình anh lãi gần 20 triệu đồng.
Anh Bình cho biết: Trồng thanh long ruột đỏ cho năng suất cao hơn thanh long ruột trắng từ 1 – 2 lứa vụ. Đặc biệt thanh long ruột đỏ giá thành cao hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trung bình, mỗi gốc thanh long trồng từ 2 năm trở lên nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật có thể cho thu hoạch gấp đôi năm đầu.
Thấy hiệu quả từ trồng thanh long mang lại, mỗi năm anh đầu tư trồng thêm vài trăm gốc, đến nay vườn thanh long nhà anh Bình đã có gần 1.000 gốc, mỗi năm thu hơn 10 tấn quả, lãi gần 300 triệu đồng.
Ấn tượng nhất khi đến tham quan mô hình kinh tế của gia đình anh Bình chính là đàn đà điểu giống Châu Phi. Anh cho biết: Nhận thấy Điện Biên là thị trường có tiềm năng, trong khi mô hình nuôi đà điểu chưa có, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống hết 100 triệu đồng. Sau hơn 7 tháng nuôi, đàn đà điểu phát triển khá tốt, hiện trung bình mỗi con nặng khoảng 60kg.
Đà điểu thương phẩm bán với giá từ 300.000 – 400.000 đồng/kg, khá chạy hàng. Để chất lượng thịt cao hơn, đà điểu phải đạt trên 1 tạ/con mới xuất bán, nên số đà điểu còn lại tôi sẽ nuôi thêm 4 – 5 tháng nữa mới xuất bán.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.

Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.

Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lóc mà anh Thái Văn Luông (39 tuổi, ngụ ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang) đã khá lên. Có được sự thành công ban đầu, anh mua đất đầu tư mở rộng mô hình ương nuôi cá lóc giống cũng mang lại hiệu quả cao.

Một trong những giải pháp để hình thành cánh đồng mẫu lớn là sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học). Thế nhưng từ cách làm theo kiểu “cắm biển, ghi tên” ở 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định mà chúng tôi đã phản ánh, thì mối liên kết ấy hầu như không có gì, nếu có thì cũng rất sơ sài, lỏng lẻo.