Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng

Với số lượng hàng chục ngàn cây dọc theo các triền núi trong vùng, thôn Gỗ (xã Trà Thanh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) được xem là vựa lớn của trái hường.
Hường là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, ngay cả khi được mang về trồng trên vườn, rẫy, người dân cũng không sử dụng bất kì loại phân bón nào, nên trái hường được nhiều người ưa chuộng.
Một góc rừng thôn Gỗ (xã Trà Thanh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) - nơi có số lượng cây hường mọc nhiều.
Theo lời người dân nơi đây, hường cùng họ hàng với cam nên kích cỡ, màu sắc khá giống nhau. Thời gian mọc đến khi cho ra lứa trái đầu tiên khoảng 3-4 năm, với chiều cao của cây từ 2-6m. Mỗi đời cây cho trái lên đến 15-25 năm. Vụ thu hoạch trái hường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi vắt nước uống có vị thanh, mát.
Vào những ngày này, gần như bất cứ ai có dịp đi ngang qua huyện Trà Bồng, Tây Trà đều ghé vào các điểm bán trái hường ở ven đường, mua vài chục trái mang về làm quà cho người thân.
Đây cũng là loại quả rừng mang lại thu nhập cao cho người dân. Chị Hồ Thị Deo (35 tuổi) bày tỏ: Mỗi ngày làm siêng đi hái cũng được từ 100-150 trái/ngày/người. Nhiều khi gặp nơi hường mọc nhiều, thì số lượng thu hoạch được lên đến 200-300 trái/ngày/người.
Trái hường được ví gọi là món quà của rừng dành cho đồng bào người Kor.
Với giá bán hiện nay từ 15.000-20.000 đồng/chục (10 trái), trái hường mang lại một khoản thu nhập gấp 2-3 lần so với tiền công đi làm thuê. Vì vậy đồng bào người Kor ví gọi trái hường là món quà tặng của rừng.
Có thể bạn quan tâm

Điều nhân Việt Nam ngon nhất thế giới vì công nghệ chế biến không nước nào có. Đó là sự khẳng định của cả các khách hàng nhập khẩu lẫn các đối thủ xuất khẩu điều tại các nước có truyền thống sản xuất điều. Cũng chính vì thế, nhiều khi, thông tin về việc bán công nghệ chế biến điều cho nước ngoài đã làm nóng dư luận.

Dược liệu là loại cây mới được đưa vào trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở Quản Bạ trong nhiệm kỳ 2010 – 2015. Sau một thời gian trồng thử nghiệm cho thấy đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn. Giá trị cây dược liệu gấp nhiều lần so với cây lương thực truyền thống và là một tiềm năng lớn đang được khai thác.

Quản Bạ là một trong những huyện 30a của tỉnh, trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, khắc phục những khó khăn, cấp ủy, chính quyền địa phương đã nỗ lực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ người dân xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều giải pháp đồng bộ như:

UBND tỉnh vừa có quyết định phê duyệt danh sách chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đợt 4.

Cá chết hàng loạt tại các sông, hồ trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây khiến cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Vì thế, để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần một kế hoạch quy mô, tầm nhìn dài hạn.