Thanh Long Tăng Giá

Với giá bán từ 23.000 đồng đến 28.000 đồng/kg, cao hơn so cùng thời điểm năm ngoái - khoảng nửa tháng trở lại đây, “cơn sốt” thanh long ở vụ chong đèn khiến người trồng thanh long rất phấn khởi...
Năm nào cũng vậy, khi thời điểm thanh long bắt đầu bước vào vụ chong đèn, đồng nghĩa với nhu cầu phục vụ thị trường lễ Noel và Tết Nguyên đán trở nên “sôi động” hơn. Đặc biệt, nếu so sánh vào thời điểm này năm ngoái, giá thanh long cao nhất cũng chỉ ở mức 21.000 đồng đến 22.000 đồng/kg, thì đến dịp trước Tết Nguyên đán năm nay, giá bán thanh long đã chạm mức từ 23.000 đồng đến 28.000 đồng/kg, và có thời điểm lên đến 30.000 đồng/kg.
Ông Hồ Văn Đức (thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) chia sẻ: Vào dịp trước Tết dương lịch 2014 vài ngày, gia đình tôi đã xuất bán 1 lứa thanh long chong đèn, với giá bán bình quân 26.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí điện và phân bón, công chăm sóc... mỗi tấn thanh long cho lãi ròng khoảng 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, do dịp này diện tích thanh long chong đèn của gia đình có sản lượng thấp nên khan hiếm hàng bán. Còn ông Phạm Hữu Trường (xã Hàm Liêm, Hàm Thuận Bắc), nhờ áp dụng các biện pháp chăm sóc tốt, hợp lý, nên vừa qua gia đình ông đã thu lợi nhuận khá cao từ thanh long.
Với mức giá bán kỷ lục những ngày qua, dù thanh long có sản lượng thấp, dẫn đến khan hàng, nhưng người trồng thanh long Bình Thuận vẫn rất phấn khởi khi có thu nhập cao từ sản phẩm do chính mình làm ra trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2014.
Ông Phan Văn Thu - Phó trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Hiện nay, giá thanh long đang lên cao, khiến không ít hộ nông dân chong đèn liên tục trong thời gian dài để thu lợi nhuận. Trong đó, có nhiều diện tích do gốc thanh long còn yếu bởi sâu bệnh, nên hiệu quả chong đèn không cao, thậm chí không ra trái.
Vì vậy, bà con cần cân nhắc giữa lợi nhuận và tình hình sinh trưởng của cây thanh long. Nhất là trước sự biến động thất thường của thị trường tiêu thụ, giá thanh long chong đèn sẽ liên tục “trồi” lên, “sụt” xuống bất cứ khi nào.
Mặt khác, đây là thời điểm bắt đầu mùa khô, sẽ là điều kiện tốt để hạn chế gia tăng sự bùng phát của sâu bệnh trên cây trồng, nhất là bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, hiện không ít nông dân chưa quan tâm thực hiện các biện pháp canh tác như cắt, tỉa cành, vệ sinh vườn... Ngược lại khi xảy ra sâu bệnh, bà con đổ xô đi mua thuốc bảo vệ thực vật.
Việc quá lạm dụng thuốc sẽ vô tình làm cho các đối tượng sâu bệnh kháng thuốc, phát sinh ra loại bệnh mới. Do đó, biện pháp tốt nhất là nông dân nên sử dụng các biện pháp tổng hợp theo quy trình tạm thời của Cục Bảo vệ thực vật đã khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ 799 tàu cá công suất từ 20 CV trở lên, trong đó 221 chiếc đánh bắt xa bờ, thế nhưng hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng năm nào cũng xảy ra sự cố, không ít người phải nằm lại với biển. Làm gì để tàu cá và ngư dân an toàn?

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong 2 tuần qua, dịch tai xanh đã xuất hiện tại 6 tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Lao động trực tiếp trên biển ngày càng ít, trong khi số lượng tàu thuyền ngày càng tăng, mỗi chuyến ra khơi, chủ tàu phải chạy đôn chạy đáo tìm "bạn" đi biển, đây là một thực trạng đang xảy ra ở nhiều vùng biển trong tỉnh Quảng Ngãi.

Từ khi triển khai chương trình VietGAP, nhiều nông dân ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc đã ý thức xây dựng những vườn sầu riêng với năng suất và chất lượng cao.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa giao Cục Thú y căn cứ vào tình hình thực tế của dịch cúm gia cầm quyết định cấp vắcxin từ nguồn dự phòng để các địa phương tiêm phòng chống dịch khẩn cấp các ổ dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.