Thanh Long Ruột Đỏ Trên Vùng Rú Cát

Trồng thanh long trên vùng rú cát là chuyện vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Có một người từ thành phố Huế về vùng rú cát Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) để lập trang trại và đã trồng thành công loài thanh long ruột đỏ, đó là anh Ái Hiệp.
Ở vùng cát Quảng Điền, chưa một ai nghĩ đến chuyện trồng cây thanh long, hay một số loài cây ăn quả khác. Với anh Ái Hiệp, chuyện trồng cây thanh long ruột đỏ trên vùng rú cát ở địa phương này lại “dễ như trở bàn tay”. Dễ là vì ngay từ những cây giống đầu tiên “đặt chân” trên vùng cát trắng đã biểu hiện nhiều ưu điểm.
Cây phát triển tốt, lại nhanh đơm hoa kết trái, chỉ sau chưa đầy một năm trồng đã cho những quả ngọt đầu tiên. Vui hơn là thanh long ruột đỏ cho thu hoạch “dài dài” từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm.
Anh Hiệp kể, những lần đi tham quan nhiều trang trại trong và ngoài nước, loài cây trồng mà anh Hiệp mê nhất là thanh long ruột đỏ, sản phẩm có vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng, được thị trường ưa chuộng. Khát vọng trồng thanh long ruột đỏ đã từ lâu nên ngay ngày đầu đặt chân đến vùng rú cát Quảng Điền lập trang trại, anh nghĩ đến chuyện trồng loại cây này.
Đáng nói, từ khi trồng cây thanh long, anh Hiệp chưa từng qua bất kỳ một lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc nào. “Một lần đến tham quan mô hình trồng thanh long ở Thanh Hóa, tôi tự tìm hiểu một số kinh nghiệm, sau đó mua sách tự học với mong muốn đưa loài cây này về trồng trên đất Huế”, anh Hiệp chia sẻ.
Sau khi tìm hiểu kỹ thuật, anh nhờ người bạn ở Thái Lan mua một số giống về trồng thử. Từ những ngày đầu, thanh long ruột đỏ đã “bén duyên” trên vùng rú cát Quảng Điền. Anh Hiệp mạnh dạn xây dựng trụ và nhờ người bạn ở Thái Lan mua thêm 600 gốc giống thanh long ruột đỏ về trồng. Hỏi về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, anh Hiệp tự tin: “Nhiều người, kể cả kỹ sư nông nghiệp đều cho rằng, trồng thanh long ruột đỏ trên vùng cát rất khó.
Nhưng với tôi, chỉ cần biết xây dựng trụ đỡ, cách bón phân hữu cơ, đầu tư hệ thống nước tưới bài bản... thì cây thanh long ruột đỏ sẽ thật sự “có chỗ đứng”, không chỉ trên vùng rú cát Quảng Điền, mà cả nhiều vùng cát ở Thừa Thiên Huế. 600 gốc thanh long hiện có trên diện tích chưa đầy một ha tại trang trại cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm.
Anh Hiệp chia sẻ, sắp tới anh đến tham quan học tập kỹ thuật ở miền Nam, các tỉnh Phan Rang, Phan Thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm thanh long. Anh sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật và chiết giống để bán cho những ai có nhu cầu trồng và nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn để vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ, đặc biệt bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy đang có xu hướng phức tạp trong năm 2014, hôm qua (10/12), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo cùng các nhà quản lí, nhà khoa học tìm nguyên nhân và giải pháp kiểm soát.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trạm KN-KN huyện Giá Rai và xã Phong Tân vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp với trồng lúa tại ấp 17 (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).

Trong năm 2014, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn của cá nhân, ngư dân ở các xã vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn đã đầu tư đóng mới 140 tàu cá có công suất lớn; nâng tổng số tàu cá toàn huyện có đến nay 2.367 chiếc, với tổng công suất trên 653.200 CV; trong đó, tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ chiếm trên 72% trong tổng số tàu cá hiện có.

Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.