Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh long ruột đỏ rớt giá

Thanh long ruột đỏ rớt giá
Ngày đăng: 16/09/2015

Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cùng với giá bán cao, ổn định, nhiều năm qua, thanh long ruột đỏ là hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai).

Tuy nhiên, hiện họ đang đứng ngồi không yên khi giá giảm mạnh, gây khó khăn cho người dân khi bước vào vụ thu hoạch rộ. 

Ghi nhận tại xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, nơi có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện là bầu không khi ảm đạm bao trùm. Gia đình ông Phan Văn Chữ, ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom là một trong những hộ dân đi đầu trong việc chuyển đổi 1ha cây điều sang trồng thanh long ruột đỏ đã gần 4 năm nay. 

Ông cho biết, trên địa bàn xã Hưng Thịnh có rất nhiều hộ dân trồng thanh long, chủ yếu là ruột đỏ. Năm nay giá thanh long ruột đỏ xuống thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

Thời điểm này năm ngoái giá bán từ 30 ngàn đồng/kg trở lên, trong khi đó năm nay thương lái thu mua thanh long loại I (loại xuất khẩu) chỉ được khoảng 14 ngàn đồng/kg, thấp hơn một nửa so với năm trước. 

Không còn cách nào khác khi thanh long đến kỳ thu hoạch, nhiều hộ phải bán tháo cho thương lái…

Bên cạnh đó, với nhiều thông tin giá thanh long thường (ruột trắng) ở các địa phương khác như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… giá chỉ được 4 - 5 ngàn/kg, đồng thời lượng hàng xuất khẩu ngày một ít, người dân nơi đây càng đứng ngồi không yên. 

Ông Phan Văn Chữ, ấp Hưng Bình cho biết: “Ở đây chưa có hợp tác xã mà chỉ bán qua thương lái nên họ mua bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Nghe thương lái nói tình hình xuất khẩu chưa ổn định, bên Trung Quốc chưa nhập hàng mạnh nên họ chỉ mua giá thấp...”. 

Gia đình ông Đỗ Chính Nghị, ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh năm 2013 được hỗ trợ 1,4 triệu đồng/sào theo chương trình nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn. Qua các buổi tập huấn và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên gia đình ông cũng trồng 5 sào thanh long ruột đỏ.

Qua 2 năm thu hoạch bán được giá cao, gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, với giá như hiện nay (10 - 15 ngàn đồng/kg), với những diện tích chong đèn (cho thanh long ra trái nhiều), thì chỉ hòa vốn đến thua lỗ. 

Hiện xã Hưng Thịnh là địa phương có diện tích thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện với trên 50ha.


Có thể bạn quan tâm

Kiên Giang kiến nghị hỗ trợ 36 tỷ đồng chống khô hạn, xâm nhập mặn Kiên Giang kiến nghị hỗ trợ 36 tỷ đồng chống khô hạn, xâm nhập mặn

Tỉnh Kiên Giang vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ 36,3 tỷ đồng để ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016.

26/11/2015
Hơn 686ha nuôi trồng thủy sản đạt VietGAP Hơn 686ha nuôi trồng thủy sản đạt VietGAP

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686ha.

26/11/2015
Trên 26 tỷ đồng xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh Trên 26 tỷ đồng xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

26/11/2015
Làm giàu nhờ nuôi sò huyết Làm giàu nhờ nuôi sò huyết

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.

26/11/2015
Hiệu quả từ Dự án nuôi cá rô phi công nghiệp Hiệu quả từ Dự án nuôi cá rô phi công nghiệp

Dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi cá Rô phi theo hướng công nghiệp tập trung năm 2015 do Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản làm chủ đầu tư với tổng diện tích là 16ha, thực hiện trên 4 tiểu vùng: tại huyện Tiên Yên2 tiểu vùng với 8ha;

26/11/2015