Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh long ruột đỏ rớt giá

Thanh long ruột đỏ rớt giá
Ngày đăng: 16/09/2015

Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cùng với giá bán cao, ổn định, nhiều năm qua, thanh long ruột đỏ là hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai).

Tuy nhiên, hiện họ đang đứng ngồi không yên khi giá giảm mạnh, gây khó khăn cho người dân khi bước vào vụ thu hoạch rộ. 

Ghi nhận tại xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, nơi có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện là bầu không khi ảm đạm bao trùm. Gia đình ông Phan Văn Chữ, ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom là một trong những hộ dân đi đầu trong việc chuyển đổi 1ha cây điều sang trồng thanh long ruột đỏ đã gần 4 năm nay. 

Ông cho biết, trên địa bàn xã Hưng Thịnh có rất nhiều hộ dân trồng thanh long, chủ yếu là ruột đỏ. Năm nay giá thanh long ruột đỏ xuống thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

Thời điểm này năm ngoái giá bán từ 30 ngàn đồng/kg trở lên, trong khi đó năm nay thương lái thu mua thanh long loại I (loại xuất khẩu) chỉ được khoảng 14 ngàn đồng/kg, thấp hơn một nửa so với năm trước. 

Không còn cách nào khác khi thanh long đến kỳ thu hoạch, nhiều hộ phải bán tháo cho thương lái…

Bên cạnh đó, với nhiều thông tin giá thanh long thường (ruột trắng) ở các địa phương khác như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… giá chỉ được 4 - 5 ngàn/kg, đồng thời lượng hàng xuất khẩu ngày một ít, người dân nơi đây càng đứng ngồi không yên. 

Ông Phan Văn Chữ, ấp Hưng Bình cho biết: “Ở đây chưa có hợp tác xã mà chỉ bán qua thương lái nên họ mua bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Nghe thương lái nói tình hình xuất khẩu chưa ổn định, bên Trung Quốc chưa nhập hàng mạnh nên họ chỉ mua giá thấp...”. 

Gia đình ông Đỗ Chính Nghị, ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh năm 2013 được hỗ trợ 1,4 triệu đồng/sào theo chương trình nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn. Qua các buổi tập huấn và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên gia đình ông cũng trồng 5 sào thanh long ruột đỏ.

Qua 2 năm thu hoạch bán được giá cao, gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, với giá như hiện nay (10 - 15 ngàn đồng/kg), với những diện tích chong đèn (cho thanh long ra trái nhiều), thì chỉ hòa vốn đến thua lỗ. 

Hiện xã Hưng Thịnh là địa phương có diện tích thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện với trên 50ha.


Có thể bạn quan tâm

Bón lân nung chảy Lâm Thao cho lúa trên đất phèn Bón lân nung chảy Lâm Thao cho lúa trên đất phèn

Phân bón NPK-S Lâm Thao không chỉ phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo được cả các vùng đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng...

26/11/2015
Cơ hội quảng bá nông sản đặc sắc Cơ hội quảng bá nông sản đặc sắc

Từ ngày 2 đến 8.12, tại Bắc Ninh, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) phối hợp Sở Công Thương Bắc Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội chợ Công thương, Nông sản an toàn miền Bắc 2015. Đây không chỉ đơn thuần là dịp để người bán- người mua gặp gỡ nhau, m

26/11/2015
Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới Nâng chất và lượng đàn bò bằng kỹ thuật mới

áng 24.12, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức sơ kết Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” và “Chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ”.

26/11/2015
Bảo hiểm năng suất cho cây cà phê Bảo hiểm năng suất cho cây cà phê

Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đại diện IPSARD đã đưa ra đề xuất mô hình bảo hiểm cho cây cà phê tại Tây Nguyên.

26/11/2015
100% số xã có đề án nông nghiệp công nghệ cao 100% số xã có đề án nông nghiệp công nghệ cao

Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, 100% số xã trên địa bàn đã có đề án phát triển sản xuất được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, tập trung vào các lĩnh vực phát triển sản xuất công nghệ cao đối với rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, bò sữa,...

26/11/2015