Thanh long ruột đỏ rớt giá

Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cùng với giá bán cao, ổn định, nhiều năm qua, thanh long ruột đỏ là hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai).
Tuy nhiên, hiện họ đang đứng ngồi không yên khi giá giảm mạnh, gây khó khăn cho người dân khi bước vào vụ thu hoạch rộ.
Ghi nhận tại xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, nơi có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện là bầu không khi ảm đạm bao trùm. Gia đình ông Phan Văn Chữ, ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom là một trong những hộ dân đi đầu trong việc chuyển đổi 1ha cây điều sang trồng thanh long ruột đỏ đã gần 4 năm nay.
Ông cho biết, trên địa bàn xã Hưng Thịnh có rất nhiều hộ dân trồng thanh long, chủ yếu là ruột đỏ. Năm nay giá thanh long ruột đỏ xuống thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Thời điểm này năm ngoái giá bán từ 30 ngàn đồng/kg trở lên, trong khi đó năm nay thương lái thu mua thanh long loại I (loại xuất khẩu) chỉ được khoảng 14 ngàn đồng/kg, thấp hơn một nửa so với năm trước.
Không còn cách nào khác khi thanh long đến kỳ thu hoạch, nhiều hộ phải bán tháo cho thương lái…
Bên cạnh đó, với nhiều thông tin giá thanh long thường (ruột trắng) ở các địa phương khác như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… giá chỉ được 4 - 5 ngàn/kg, đồng thời lượng hàng xuất khẩu ngày một ít, người dân nơi đây càng đứng ngồi không yên.
Ông Phan Văn Chữ, ấp Hưng Bình cho biết: “Ở đây chưa có hợp tác xã mà chỉ bán qua thương lái nên họ mua bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Nghe thương lái nói tình hình xuất khẩu chưa ổn định, bên Trung Quốc chưa nhập hàng mạnh nên họ chỉ mua giá thấp...”.
Gia đình ông Đỗ Chính Nghị, ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh năm 2013 được hỗ trợ 1,4 triệu đồng/sào theo chương trình nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn. Qua các buổi tập huấn và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên gia đình ông cũng trồng 5 sào thanh long ruột đỏ.
Qua 2 năm thu hoạch bán được giá cao, gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, với giá như hiện nay (10 - 15 ngàn đồng/kg), với những diện tích chong đèn (cho thanh long ra trái nhiều), thì chỉ hòa vốn đến thua lỗ.
Hiện xã Hưng Thịnh là địa phương có diện tích thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện với trên 50ha.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố tăng thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng cá tra fillet đông lạnh của Việt Nam trong đợt xem xét hành chính lần 8 (POR8) lên 1,29 đô la/kg, tăng 67% so với mức 0,77 đô la/kg đưa ra trước đó trong tháng 3-2013 vì cho rằng đã có sai sót trong tính toán.

Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa phối hợp cùng Công ty Dekalb Việt Nam (chi nhánh Tập đoàn Monsanto), Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam (SSC) tổ chức hội thảo công bố hiệu quả mô hình chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang canh tác ngô theo chương trình hành động năm 2013 của Bộ NN&PTNT.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa kịp thời vụ, những năm gần đây nhiều địa phương ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã thực hiện việc gặt lúa đêm. Vào chính vụ, khắp cánh đồng về đêm bao la của huyện vùng trũng này lấp lóa ánh đèn của máy gặt đập liên hợp cùng tiếng í ới gọi nhau của những người nông dân. Không khí hối hả trên đồng ruộng về đêm tạo nên một cảm giác khác lạ, rộn rả và vui tươi…

Bộ Thương Mại Mỹ đã công bố bằng lời nói về mức thuế suất sơ bộ đối với thuế đối kháng cho các bên.Thái Lan chỉ vượt qua mức thuế suất tối thiểu 2%. Điều này có thể sẽ được xem xét kỹ trong quyết định cuối cùng, có nghĩa là nếu việc điều chỉnh giảm xuống thành công, Thái Lan sẽ không phải đóng thuế. Việt Nam vẫn theo đúng với dự kiến thuế suất toàn quốc là 6%

Tuy không phải là mặt hàng chủ đạo, thế nhưng liên tục mấy năm gần đây, con ruốc bất ngờ mang lại cho ngư dân một khoản thu nhập đáng kể. Thời gian này, nhiều ngư dân dọc theo bờ biển Cà Mau đang tất bật chuẩn bị cho một mùa ruốc mới.