Thanh long khô cành, thối rễ đã có thuốc chữa trị

Niềm vui trở lại
Mới đây, chúng tôi trở lại vườn thanh long của ông Trương Công Hiệu ở thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) nơi bị thiệt hại vì căn bệnh trên. Điều bất ngờ là vườn thanh long của ông Hiệu đã trở lại màu xanh, đơm hoa kết trái như mọi vườn bình thường khác.
Hỏi về những biện pháp để chữa trị bệnh cho cây thanh long, ông Hiệu cho hay: Trong lúc tưởng chừng bế tắc (200 trụ bị khô cành phải chặt bỏ, một số khác có nguy cơ lây lan bệnh), thông qua phương tiện truyền thông, ông Hiệu được Công ty TNHH TM& SX Quang Nông chuyên về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh, đến tận vườn kiểm tra, “bắt bệnh”. Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của ông Đặng Đức Thắng - Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH TM & SX Quang Nông, ông Hiệu áp dụng các bước kỹ thuật, phun xịt theo công thức do công ty đưa ra. Sau hơn 10 ngày, ở các trụ thanh long bị bệnh, rễ mới xuất hiện và cành thanh long dần xanh trở lại. Đến nay, sau một tháng phun xịt và theo dõi, vườn thanh long của ông Hiệu phục hồi được từ 60 - 70%. Các trụ thanh long lại cho trái và tiếp tục ra hoa. Tuy nhiên, để giúp cây phục hồi nhanh, ông Hiệu đang lặt hết bông thanh long ở vụ này để cây có đủ sức nuôi cành.
Ý kiến chuyên gia
Có mặt tại vườn thanh long của ông Trương Công Hiệu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, một chuyên gia về cây trồng đánh giá: “Bệnh khô cành, thối rễ xảy ra trên thanh long nguyên nhân chủ yếu là do nấm Phytophthora, Fusarium tấn công. Cần cảnh giác phòng trừ bệnh, nhất là vào mùa mưa. Ở những vườn thanh long thoát nước không tốt, nguồn phân không qua ủ sẽ mang theo mầm bệnh, rất dễ lây lan nhanh trên cành, rễ thanh long”. Còn theo ông Đặng Đức Thắng, Công ty Quang Nông đã hỗ trợ toàn bộ 100% chi phí phân bón lá của công ty, tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho hộ ông Hiệu. Đây là bộ sản phẩm gồm ARROW- Siêu lân F.500, phân bón lá ARROW HUMATE… giúp khắc phục tình trạng khô cành, thối rễ trên thanh long cũng như tái ra rễ… Hiện nay, công ty đang theo dõi chuyển biến của thanh long trong vườn ông Hiệu, tiếp tục áp dụng các biện pháp chữa trị nhằm làm cho một số trụ thanh long lành bệnh, tái tạo tán.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.

Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.

Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.

Ông Bùi Đức Trường ở thôn 2 tâm sự như vậy khi nói về câu chuyện nuôi nai lấy nhung ở đây. Ông Trường cho biết vào thời điểm cận kề dịp Noel như mọi năm, “xứ nai” này thường nhộn nhịp hẳn lên, kẻ mua người bán sôi động hẳn. Còn năm nay trầm lắng chưa từng thấy, hầu hết các hộ nuôi nai đã cắt lứa nhung cuối năm nhưng không bán được vì không có người mua.

Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.