Thanh long khô cành, thối rễ đã có thuốc chữa trị

Niềm vui trở lại
Mới đây, chúng tôi trở lại vườn thanh long của ông Trương Công Hiệu ở thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) nơi bị thiệt hại vì căn bệnh trên. Điều bất ngờ là vườn thanh long của ông Hiệu đã trở lại màu xanh, đơm hoa kết trái như mọi vườn bình thường khác.
Hỏi về những biện pháp để chữa trị bệnh cho cây thanh long, ông Hiệu cho hay: Trong lúc tưởng chừng bế tắc (200 trụ bị khô cành phải chặt bỏ, một số khác có nguy cơ lây lan bệnh), thông qua phương tiện truyền thông, ông Hiệu được Công ty TNHH TM& SX Quang Nông chuyên về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh, đến tận vườn kiểm tra, “bắt bệnh”. Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của ông Đặng Đức Thắng - Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH TM & SX Quang Nông, ông Hiệu áp dụng các bước kỹ thuật, phun xịt theo công thức do công ty đưa ra. Sau hơn 10 ngày, ở các trụ thanh long bị bệnh, rễ mới xuất hiện và cành thanh long dần xanh trở lại. Đến nay, sau một tháng phun xịt và theo dõi, vườn thanh long của ông Hiệu phục hồi được từ 60 - 70%. Các trụ thanh long lại cho trái và tiếp tục ra hoa. Tuy nhiên, để giúp cây phục hồi nhanh, ông Hiệu đang lặt hết bông thanh long ở vụ này để cây có đủ sức nuôi cành.
Ý kiến chuyên gia
Có mặt tại vườn thanh long của ông Trương Công Hiệu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, một chuyên gia về cây trồng đánh giá: “Bệnh khô cành, thối rễ xảy ra trên thanh long nguyên nhân chủ yếu là do nấm Phytophthora, Fusarium tấn công. Cần cảnh giác phòng trừ bệnh, nhất là vào mùa mưa. Ở những vườn thanh long thoát nước không tốt, nguồn phân không qua ủ sẽ mang theo mầm bệnh, rất dễ lây lan nhanh trên cành, rễ thanh long”. Còn theo ông Đặng Đức Thắng, Công ty Quang Nông đã hỗ trợ toàn bộ 100% chi phí phân bón lá của công ty, tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho hộ ông Hiệu. Đây là bộ sản phẩm gồm ARROW- Siêu lân F.500, phân bón lá ARROW HUMATE… giúp khắc phục tình trạng khô cành, thối rễ trên thanh long cũng như tái ra rễ… Hiện nay, công ty đang theo dõi chuyển biến của thanh long trong vườn ông Hiệu, tiếp tục áp dụng các biện pháp chữa trị nhằm làm cho một số trụ thanh long lành bệnh, tái tạo tán.
Có thể bạn quan tâm

Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.