Thanh long cho bò ăn là loại bị sâu bệnh

Ông Võ Huy Hoàng, Chủ Doanh nghiệp xuất khẩu Rau quả Bình Thuận cho biết, cách đây khoảng một tuần, giá thanh long rớt ở mức thấp với khoảng 4.000 đồng/kg. Lúc đó là do xảy ra tình trạng khủng hoàng thừa, rất nhiều nhà vườn cùng thu hoạch trong một thời điểm, thị trường Trung Quốc không thể tiêu thụ kịp.
Thanh long xấu xí do sâu bệnh không bán được mới cho bò ăn.
Ngoài ra, ông Hoàng cho hay, dịch đốm nâu xuất hiện vào mùa mưa làm cho trái thanh long kém chất lượng. Loại thanh long mà nông dân cho bò ăn là thanh long bị bệnh nặng. Trên vỏ xuất hiện nhiều vết lở loét, nứt nẻ và đốm bệnh; không thể bán ra thị trường.
Hiện tại, thanh long đạt chuẩn xuất khẩu được mua tại vườn có giá từ 10.000 đồng - 11.000 đồng/kg. Loại hàng không đạt chuẩn xuất khẩu được thị trường nội địa tiêu thụ có giá từ 6.000 - 7.000 đồng/kg. Với mức giá này trong mùa chính vụ, nông dân có lãi vì ít tốn chi phí điện và công đầu tư chăm sóc.
Thanh long loại xuất khẩu hiện có giá thu mua tại vườn 11.000 đồng 1 kg.
Trên thực tế, hầu hết người trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận có thu nhập khá là nhờ vào các lứa chong đèn nghịch vụ bán với giá cao. Còn cứ đến mùa chính vụ, giá thanh long thường giữ ở mức thấp.
Thời điểm là cuối mùa thanh long chính vụ, nguồn hàng bắt đầu khan hiếm; do vậy giá thanh long đang tăng trở lại theo sự điều tiết của thị trường./.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, sản lượng hồ tiêu ước đạt khoảng 126.000 tấn, giá trị xuất khẩu (XK) khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, tiêu chưa xay của Việt Nam chiếm đến 83% các mặt hàng hồ tiêu, cho nên giá trị đem lại chưa cao.

Song hành với vai trò là “Vùng động lực” trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.

Vụ hè thu 2015, huyện Hương Sơn đặt kế hoạch gieo cấy 2.400 ha, nhưng do hạn hán, đỉnh điểm, kéo dài nên rút xuống còn 1.588 ha. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác chống hạn, Hương Sơn thực hiện vượt kế hoạch điều chỉnh, gieo cấy đạt trên 1.800 ha, đồng thời, gieo trỉa được 1.900 ha đậu, 500 ha ngô. Những kết quả đó đã phản ánh sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.

Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Sản xuất rau là nghề truyền thống và thế mạnh của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Qua sản xuất, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong luân canh, xen canh rau màu và việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT) là định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mô hình trồng RAT tại Tứ Xã được triển khai từ năm 2006, đến nay vẫn chưa thực sự có một hướng đi bền vững.