Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới phải tự cứu mình

Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới phải tự cứu mình
Ngày đăng: 04/09/2015

Nhìn nhận mấu chốt vấn đề

Có thể nói, diện tích thanh long tại Bình Thuận tăng quá nhanh dẫn tới phá vỡ quy hoạch là một trong những nguyên nhân khiến thị trường tiêu thụ bão hòa, đôi lúc cung đã vượt cầu. Trong khi đó mạng lưới thu mua, kinh doanh thanh long dù phát triển song song nhưng mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác nên xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán làm mất đi lợi thế cạnh tranh.

Do không điều tiết được lượng hàng vận chuyển ra cửa khẩu giáp biên Trung Quốc, vì vậy thanh long Bình Thuận thường gặp hiện tượng khủng hoảng thừa cục bộ, tạo điều kiện cho thương nhân ép giá.

Qua theo dõi tình hình, Sở Công Thương cho biết thời gian qua có nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh tham gia xuất hàng sang Trung Quốc đã bị thua lỗ, phải ngừng hoạt động…

Cách đây gần chục năm (tháng 11/2006), Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm thanh long đã được đăng bạ xuất xứ hàng hóa theo quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Thế nhưng việc quảng bá thương hiệu thanh long Bình Thuận từ đó đến nay vẫn chưa thực sự được các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu quan tâm, thực hiện rộng rãi.

Đề án “Xây dựng mô hình sử dụng tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận trên sản phẩm quả thanh long” có kinh phí hàng tỷ đồng dù đã triển khai, song thực tế việc dán tem vẫn chưa được các doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích lâu dài.

Thêm vào đó có không ít doanh nghiệp nhập khẩu thanh long của Trung Quốc không chấp nhận thương hiệu Việt Nam mà yêu cầu đóng hàng với thương hiệu của chính họ, gây nhầm lẫn xuất xứ cho người tiêu dùng…

Tại thị trường tiêu thụ tiềm năng nhất, hiện chỉ có 3 doanh nghiệp địa phương là Công ty TNHH TM Hưng Loan, DNTN Rau quả Bình Thuận và DNTN TM Phương Giang thực hiện dán tem chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên trái thanh long khi xuất sang Trung Quốc.

Phải tự cứu mình!

Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới đã được nhận diện với nhiều thách thức, có thể đối diện trong năm nay hay thời gian đến. Vấn đề còn lại là địa phương, ngành chức năng, doanh nghiệp, hộ chuyên canh thanh long phải hợp sức vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất và tiêu thụ cho sản phẩm lợi thế của địa phương.

Để được vậy, trước hết Bình Thuận cần tăng cường quản lý chặt chẽ không để phát sinh thêm diện tích thanh long hiện có, thay vào đó là ứng dụng khoa học kỹ thuật để gia tăng sản lượng trên cùng diện tích. Đặc biệt phải triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế dịch bệnh trên cây thanh long, khuyến khích tất cả các hộ tham gia sản xuất theo quy trình VietGAP, bởi đến nay mới thực hiện 1/3 diện tích…

Xác định Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu trong những năm tới, do vậy khâu sản xuất thanh long Bình Thuận nên chú ý thị hiếu của họ là trái to, màu sắc bóng đẹp, tai xanh và cứng.

Đồng thời nhất thiết phải đầu tư, cải tiến mẫu mã bao bì đóng gói bắt mắt, có ghi rõ xuất xứ thanh long Bình Thuận - Việt Nam, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm ngay trên “sân nhà Trung Quốc”.

Trước tình hình hiện nay, có ý kiến cho rằng thanh long Bình Thuận muốn nâng cao sức cạnh tranh thì trước hết phải đảm bảo tiêu chí “sạch - ngon - rẻ - nhiều” bằng giải pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đầu tư thiết bị chiếu xạ hoặc xử lý nhiệt...

Cùng lúc là tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết đối tác uy tín mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các kênh mua sắm từ nội địa ra nước ngoài. Từ đó vận động doanh nghiệp địa phương đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường đã được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu thanh long Bình Thuận (Hoa Kỳ, Hà Lan, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia). Bên cạnh đó là hàng loạt thị trường đã xúc tiến đăng ký bảo hộ nhưng chưa được cấp như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Đức…

Sớm tạo dựng thương hiệu tại thị trường Trung Quốc

Theo Sở Công Thương Bình Thuận, hiện người tiêu dùng ở Trung Quốc tiêu thụ khá nhiều thanh long, nhưng họ chỉ biết là hàng nhập khẩu mà không rõ của nước nào. Chính vì vậy, cần hỗ trợ và vận động doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phối hợp doanh nghiệp nhập khẩu tổ chức những chương trình quảng bá thương hiệu, hình ảnh thanh long Bình Thuận ở thị trường rộng lớn này.

Trong đó thông tin đậm nét xuất xứ vùng trồng, công dụng và lợi ích của loại quả này nhằm sớm tạo dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận ngay tại thị trường Trung Quốc…


Có thể bạn quan tâm

Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

04/11/2014
Nông Dân Đắk Lắk Nông Dân Đắk Lắk "Đau Đầu" Vì Nạn Trộm Cắp Cà Phê

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

04/11/2014
Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

04/11/2014
Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì? Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì?

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

04/11/2014
Tưới Mía Tiết Kiệm Nước Tưới Mía Tiết Kiệm Nước

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

04/11/2014