Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Bình Thuận Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta

Thanh Long Bình Thuận Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta
Ngày đăng: 12/09/2014

Trước khi xuống giống, các nhà vườn trồng thanh long ở Đài Loan đánh luống cao để tránh bị úng nước. Ngoài cây trụ cho thanh long bám, nhà vườn Đài Loan còn làm giá đỡ. Trong quá trình phát triển, cây thanh long được cung cấp thêm dưỡng chất canxi bằng cách rải nhiều vỏ trứng gà vịt, vỏ trấu vào gốc cây, tạo độ tơi xốp và mát cho rễ cây bởi nó có bộ rễ ăn lan mặt đất.

Đến thời kỳ đơm hoa kết trái, nhà vườn Đài Loan tỉa thưa gồm 1 cành mẹ và 1 nhánh con, xử lý cho ra hoa, 1 trái/nhánh, trái được bao bọc. Cách lên luống, làm giá đỡ, tỉa thưa cành… nhằm tạo sự thông thoáng cho cây, hạn chế được dịch bệnh, giúp cây phát triển tốt.

Mùa đông, các nhà vườn chong đèn compact để xử lý vụ mùa nghịch. Với kỹ thuật trồng trọt và canh tác tốt, thanh long Đài Loan vẫn giữ hương vị màu sắc vượt trội, trọng lượng to đồng đều, hàm lượng đường cao, đặc biệt vượt qua hàng rào kiểm dịch nghiêm ngặt của Nhật Bản – một thị trường khó tính (kể cả mùa đông).

Năm 2010, thanh long trở thành cây phổ biến ở khu vực miền Trung và Nam của Đài Loan, với diện tích 800 ha, sản lượng hàng năm 15.158 tấn mang về 13,38 triệu USD. Cũng trong năm 2010, thanh long Đài Loan xuất sang Nhật Bản với số lượng gần 100 tấn. Đó là những thông tin mà gần đây báo chí trong và ngoài nước đề cập.

Nhìn lại cách trồng và xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận vẫn còn khá bấp bênh. Theo các công ty xuất khẩu thanh long, mặt hàng này vẫn chưa vượt qua hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm đối với những thị trường tương đối khắt khe như châu Âu, châu Mỹ, Nhật…

Khoảng 80% sản lượng thanh long xuất sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, có nhiều rủi ro cho người trồng, đặc biệt về giá thành. Các nhà vườn chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng thanh long trong quá trình sản xuất; chưa tuân thủ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, khá nhiều nông dân trồng thanh long trên đất lúa, vốn dĩ đất lúa thấp, độ ẩm cao, không đánh liếp cao trước khi xuống giống. Đặc biệt mùa mưa dễ bị ứ nước ở gốc, nếu không thoát kịp. Các nhà vườn trồng theo kiểu truyền thống, giữ lại quá nhiều cành, nhiều lớp tạo sự ẩm thấp.

Chính sự ẩm thấp tạo điều kiện ủ bệnh và sâu bệnh phá hoại. Cụ thể, mùa mưa năm 2014, bệnh đốm trắng hoành hành trên khắp các nhà vườn thanh long tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, gây thiệt hại lớn cho người trồng vì chưa có thuốc đặc trị.

Trước tình hình dịch bệnh trên cây thanh long, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đưa ra quy trình “Quản lý bệnh đốm trắng trên thanh long tạm thời” như sau: Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công vào mùa mưa, nhiệt độ 30 - 35oC và độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm phát triển và lây lan nhanh. Bệnh thường tồn tại trong đất, tán cây, xác bã thực vật có trong vườn hoặc trên cành, trái bị bệnh mà chưa được tiêu hủy, có thể lây lan qua gió, mưa bão, nguồn nước và dụng cụ cắt tỉa…

Người trồng cần vệ sinh vườn, tạo thông thoáng cho vườn: cắt tỉa cành bệnh, trái bệnh, thu gom tập trung lại một chỗ, đào hố, dùng vôi để xử lý. Không vứt cành bệnh, trái bệnh xuống mương, rạch hoặc trong vườn. Quản lý chặt nguồn nước như đánh rãnh thoát nước, không để ứ đọng nước trong vườn.

Sau khi thu hoạch quả cuối vụ, cắt tỉa cành nhiễm bệnh, cành vô hiệu để tạo điều kiện thông thoáng và có thể phun ướt đều khử trùng toàn bộ tán cây bằng nhóm thuốc trừ nấm phổ rộng (gốc đồng…). Với những vườn cây lâu năm, ít cắt tỉa và nhiễm bệnh nặng cần phải phun thuốc thật kỹ phía bên trong tán.

Cần vệ sinh dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động trước, trong và sau khi sử dụng. Đặc biệt, khử trùng các dụng cụ cắt tỉa như kéo cắt cành, liềm… bằng dung dịch khử trùng (cồn 70o) khi phải cắt tỉa từ cây bị nhiễm bệnh sang cây khỏe.

Khi bệnh mới xuất hiện, tiến hành phun thuốc sớm, phun luân phiên các loại thuốc chứa hoạt chất Mancozeb, Carbendazim + Hexaconazole, Propiconazole 7 - 10 ngày/lần tùy vào điều kiện thời tiết, phun ướt đều toàn tán cây, kể cả những cành phía bên trong tán. Chú ý phun kết hợp với chất hỗ trợ bám dính (Siloxane Alkoxylate, Latex polymer blend, Siloxanepolyal kyleneoxide) theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm giúp thuốc lan tỏa tốt, gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc.


Có thể bạn quan tâm

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng

Hàng năm, nông dân tỉnh Bình Định sản xuất trên dưới 10.000 tấn đậu phụng, song việc canh tác đậu phụng gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá trên diện rộng của bệnh thối cổ rễ. Trong khi các biện pháp hóa học không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường, việc sử dụng chế phẩm (CP) sinh học Trichoderma đã mang lại triển vọng lớn: Tỉ lệ cây chết do bệnh thối cổ rễ giảm, năng suất tăng...

13/08/2015
Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương

Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có gần 15.000 ha vườn cây lâu năm; trong đó, đa số các vườn cây có thể kết hợp để nuôi gà thả vườn. Nhằm giúp những nhà vườn trong huyện có dự định nuôi gà thả vườn nắm vững kỹ thuật nuôi, thị trường tiêu thụ; vừa qua, phòng Nông nghiệp & PTNT Kế Sách tổ chức Hội thảo về mô hình nuôi gà ta thương phẩm quy mô gia trại tại Tổ hợp tác nuôi gà Nam Hải, xã Đại Hải. Tham dự Hội thảo có gần 50 đại biểu, gồm đại diện các đoàn thể cấp huyện, các đơn vị nông nghiệp có liên quan và nông dân trong huyện.

13/08/2015
Khởi công Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa Khởi công Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa

Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa là một trong những dự án có quy mô và tổng mức đầu tư lớn trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Đây là dự án duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chọn khởi công để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

13/08/2015
Phước An (Bình Định) thu nhập cao từ nghề nuôi bò vỗ béo Phước An (Bình Định) thu nhập cao từ nghề nuôi bò vỗ béo

Những năm gần đây, nông dân xã Phước An (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã phát triển tốt nghề chăn nuôi bò vỗ béo. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, hoạt động chăn nuôi ngày càng hiệu quả, đem lại thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân.

13/08/2015
Xóa nghèo nhờ… ong Xóa nghèo nhờ… ong

Những năm qua, phong trào nuôi ong lấy mật ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phát triển mạnh mẽ. Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng, các hộ dân đã tích cực chăm sóc và nhân rộng đàn ong. Hiện nay, việc nuôi ong lấy mật thực sự trở thành một trong những nghề cho thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ còn làm giàu từ nghề này.

13/08/2015