Thành lập Trung tâm Cơ khí nông nghiệp Tháp Mười

Sử dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp đang được Đồng Tháp khuyến khích áp dụng
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.000 chiếc máy cày, 3.500 máy xới và 1.600 máy gặt đập liên hợp. Số lượng máy móc ngày càng lớn nên nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng cũng tăng theo.
Do đó, việc thành lập Trung tâm Cơ khí nông nghiệp Tháp Mười, với chức năng SX, sửa chữa, bảo trì, mua bán phụ tùng, nhập khẩu, xuất khẩu các loại máy phục vụ nông nghiệp, liên kết dạy nghề cơ khí, quảng bá, trình diễn các loại máy... là cần thiết để hướng đến nền nông nghiệp cơ giới hóa hiện đại.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Phú Quý (Bình Thuận) không những được thiên nhiên ban tặng là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng và phong phú mà còn là nơi có tiềm năng nuôi trồng thủy sản như khu vực Lạch Dù, Mộ Thầy. Chỉ tính hai nơi này diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản trên 5 ha.

Nghề nuôi rắn ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh và sản phẩm rắn đã xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực châu Á, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho người dân.

Tỉnh Đồng Nai, nơi được coi là “vương quốc heo” đang điêu đứng vì giá heo liên tục tụt dốc, từ 52.000 đ/kg nay chỉ còn 42.000 đ/kg. Điều đáng nói, trong khi nhiều mặt hàng như lúa gạo, cá ba sa, cá tra khi giá rớt “đáy” Chính phủ đều có gói giải pháp để cứu, nhưng con heo thì chẳng thấy ai quan tâm.

Ông Lộc Mậu Triển - Chủ tịch HĐQT Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Chiềng Sung đã trở thành người bạn thân thiết của nhà nông Tây Bắc, là người có công đầu đưa Sơn La thành vựa ngô của cả miền Bắc.

Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.