Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Lập Tổ Hợp Tác Trồng Ổi Lê Đài Loan

Thành Lập Tổ Hợp Tác Trồng Ổi Lê Đài Loan
Ngày đăng: 23/04/2014

Xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) vừa thành lập Tổ hợp tác trồng trọt chuyên trồng giống ổi lê Đài Loan. Ông Nguyễn Minh Trung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trừ Văn Thố, cho biết ổi lê Đài Loan là cây dễ trồng, chỉ từ 8 đến 10 tháng là có thu hoạch.

Trong 10 hộ của tổ hợp tác có 4 thành viên đã trồng trước và có hiệu quả, riêng đối với 6 hộ mới tham gia tổ hợp tác, Trung tâm cây ăn quả Miền Đông phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ hỗ trợ cây giống, phân bón, dây ống dẫn nước tưới cho 5,3 ha...

Riêng các hộ đã trồng trước sẽ được hỗ trợ về cách chăm sóc sao cho cây đạt hiệu quả cao, cho trái nhiều và ít sâu bệnh. Sản phẩm làm ra của tổ hợp tác sẽ được Công ty Chang Đình Huy thu mua với giá dao động từ 12 - 18 ngàn đồng/kg.

Việc thành lập Tổ hợp tác trồng trọt xã Trừ Văn Thố sẽ tạo điều kiện cho các hộ nông dân trao đổi kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân làm giàu từ nuôi con đặc sản Nông dân làm giàu từ nuôi con đặc sản

Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.

21/09/2016
Quảng Nam Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cua thương phẩm ở vùng triều Quảng Nam Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cua thương phẩm ở vùng triều

Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.

21/09/2016
Điện Biên Hiệu quả mô hình cá rô đầu vuông Điện Biên Hiệu quả mô hình cá rô đầu vuông

Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân

21/09/2016
Hiệu quả mô hình “nuôi bò rẻ” ở Phước Hòa Hiệu quả mô hình “nuôi bò rẻ” ở Phước Hòa

Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.

22/09/2016
Nuôi vịt chạy đồng một vốn, bốn lời Nuôi vịt chạy đồng một vốn, bốn lời

Đã nhiều năm nay, nông dân huyện Yên Thành phát triển nghề nuôi vịt chạy đồng, theo các vụ lúa trong năm. Nghề này không những giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

22/09/2016