Thành lập quỹ phát triển ngành điều

Xuất khẩu điều của Việt Nam liên tiếp nhiều năm qua đều đứng hạng thứ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ngành điều hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập như: Thiếu nguyên liệu; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu quá nhiều dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, làm thiệt hại chung cho toàn ngành...
Với thực tế này Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã đề xuất Bộ NN&PTNT xem xét thông qua chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều. Theo đó, Quỹ được thành lập với nguồn thu từ 4 nguồn: Hỗ trợ của Nhà nước, phần thu trên đầu tấn xuất khẩu của tất cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, nguồn tài trợ và nguồn thu khác.
Quỹ sẽ có Ban điều hành và Quy chế quản lý riêng theo đúng quy định của pháp luật. Khoảng 50% kinh phí của Quỹ được đề nghị dùng hỗ trợ cho chương trình thâm canh cải tạo vườn điều và nghiên cứu giống, hỗ trợ nông dân trồng điều; phần còn lại chi cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, chế tạo thiết bị chế biến điều, nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong nước.
Năm 2015, Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ Vinacas kinh phí khoảng 1 tỉ đồng cho dự án khuyến nông ghép cải tạo vườn từ năm 2015-2016. Vinacas đã thuê chuyên gia đánh giá độc lập kết quả dự án khuyến nông của Hiệp hội năm 2014 và chủ động triển khai nhanh 100 điểm ghép cải tạo với tổng nguồn vốn 1 tỉ đồng từ kinh phí của Hội trong năm nay.
Tính đến hết tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu được 149.961 tấn điều trị giá 1,08 tỉ USD, tăng 13,7% về lượng và 28% về trị giá. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Gà đồi Yên Thế đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong cả nước. Nuôi gà đồi đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Để từng bước nâng cao công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm. UBND huyện Yên Thế đã thực hiện nhiều giải pháp cam kết đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng sen, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen.

Vào những ngày này, du khách có dịp ghé qua “vương quốc” trái cây Chợ Lách, tỉnh Bến Tre hoặc Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; Phong Điền, TP Cần Thơ; Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long… sẽ không khỏi choáng ngộp trước những vườn cây trái sum suê, ngọt lành.

Trong các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, nổi lên Dự án “Ngân hàng bò” do T.Ư Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) Việt Nam được triển khai, thực hiện từ năm 2010 trên địa bàn 6 huyện 30a.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, năm 2014 sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận ước đạt 14.600 tấn, tăng 6,9% so với năm trước. Lợi thế về sản xuất tôm giống tiếp tục được duy trì, sản xuất và tiêu thụ tôm giống tăng cao, ước đạt 25 tỷ post, đạt 250% KH, tăng 43,7% so năm trước.