Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp

Ngày 2/12, tại hội trường UBND xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm và ra mắt dự án sản xuất lúa sạch. Đến dự có Giáo sư - Tiến sĩ (GS-TS) Võ Tòng Xuân, đại diện Công ty Võ Thị Thu Hà, Công ty TNHH SX TMDV Vua vi sinh, lãnh đạo chính quyền địa phương và các thành viên HTX.
HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.
Việc ra đời và đi vào hoạt động của HTX nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất lúa chất lượng cao của HTX có được sự ký kết bền vững với Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà, tiến tới đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và giúp cho đời sống xã viên phát triển ổn định. Đại hội bầu chọn Ban chủ nhiệm của HTX gồm 3 thành viên, ông Phạm Thanh Liêm được tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX nhiệm kỳ 2013-2018.
Phát biểu tại Hội nghị thành lập HTX, GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình lúa sạch của HTX đánh giá cao mô hình sản xuất lúa sạch có liên kết từ khâu đầu vào đến đầu ra của HTX với Công ty TNHH SX TMDV Vua vi sinh và Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà. GS-TS tin tưởng, từ mô hình này sẽ mở ra nhiều triển vọng mới cho sản xuất lúa mang tính bền vững, lâu dài không chỉ đối với người nông dân Đồng Tháp mà còn sẽ là mô hình điểm nhân rộng trong cả nước. Để hoạt động của HTX đi vào ổn định, GS-TS Võ Tòng Xuân yêu cầu HTX cần chú trọng xây dựng mối liên kết, tạo niềm tin đối với xã viên, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đúng quy trình canh tác. Đặc biệt phải xây dựng kỹ năng làm ăn chất lượng đối với xã viên nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra an toàn cho doanh nghiệp, đồng thời tạo uy tín cho HTX.
Có thể bạn quan tâm

Mới 8 giờ sáng, trời đổ nắng gay gắt. Cả một vùng đất rộng lớn từ hồ Thành Sơn (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), đến đầu thôn Đồng Dày (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) cây cỏ khô héo, chuyển sang vàng. Giữa mênh mông nắng hạn, chỉ thấy nhấp nhô một màu trắng của những đàn cừu đang gặm cỏ.
Nghề nuôi chim yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng, được cộng đồng rất quan tâm.

Hơn 40 năm "bén duyên" trên vùng đất phù sa màu mỡ của cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cây sầu riêng đã giúp nhiều nông dân trở thành triệu phú nhờ chuyên canh loại cây trồng đặc sản này, điển hình như ông Dương Văn Đây (sinh năm 1955), ngụ ấp Long Quới, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Đến thời điểm này, ở các xã Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp và Hòa Mục huyện Chợ Mới, sâu ong gây hại cây mỡ đã lan trên diện rộng, địa phương đang thực hiện các biện pháp diệt trừ.

Đó là anh Trương Văn Thắng ở thôn Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn). Khởi nghiệp với nhiều khó khăn vất vả, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực vươn lên, anh đã thành công với việc phát triển mô hình chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ, đem lại thu nhập cao.