Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp

Ngày 2/12, tại hội trường UBND xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm và ra mắt dự án sản xuất lúa sạch. Đến dự có Giáo sư - Tiến sĩ (GS-TS) Võ Tòng Xuân, đại diện Công ty Võ Thị Thu Hà, Công ty TNHH SX TMDV Vua vi sinh, lãnh đạo chính quyền địa phương và các thành viên HTX.
HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.
Việc ra đời và đi vào hoạt động của HTX nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất lúa chất lượng cao của HTX có được sự ký kết bền vững với Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà, tiến tới đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và giúp cho đời sống xã viên phát triển ổn định. Đại hội bầu chọn Ban chủ nhiệm của HTX gồm 3 thành viên, ông Phạm Thanh Liêm được tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX nhiệm kỳ 2013-2018.
Phát biểu tại Hội nghị thành lập HTX, GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình lúa sạch của HTX đánh giá cao mô hình sản xuất lúa sạch có liên kết từ khâu đầu vào đến đầu ra của HTX với Công ty TNHH SX TMDV Vua vi sinh và Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà. GS-TS tin tưởng, từ mô hình này sẽ mở ra nhiều triển vọng mới cho sản xuất lúa mang tính bền vững, lâu dài không chỉ đối với người nông dân Đồng Tháp mà còn sẽ là mô hình điểm nhân rộng trong cả nước. Để hoạt động của HTX đi vào ổn định, GS-TS Võ Tòng Xuân yêu cầu HTX cần chú trọng xây dựng mối liên kết, tạo niềm tin đối với xã viên, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa đúng quy trình canh tác. Đặc biệt phải xây dựng kỹ năng làm ăn chất lượng đối với xã viên nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra an toàn cho doanh nghiệp, đồng thời tạo uy tín cho HTX.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình sâu bệnh gây hại trên một số loại cây trồng, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 3483/UBND-NL yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh làm tốt công tác dự báo, thông báo kịp thời tình hình diễn biến sâu bệnh gây hại, tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng để địa phương và nông dân áp dụng.

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.

Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.