Thanh Hóa thả 430 triệu con giống tôm sú và tôm chân trắng

Hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3 cơ sở sản xuất tôm sú, lượng giống sản xuất 50 triệu con tôm sú giống PL15, trong khi đã di ương được 380 triệu con tôm giống. Ngoài ra, tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ dịch môi trường nuôi trong 2 đợt tại 7 vùng triều theo 3 chỉ tiêu (H2S, NO2, NH3) với 120 mẫu kiểm tra, kết quả kiểm tra môi trường đều đạt theo tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản; kiểm tra bệnh tôm nuôi 2 đợt tại 7 vùng triều theo 3 chỉ tiêu bệnh với 120 mẫu kiểm tra, kết quả có 5 mẫu dương tính với bệnh đốm trắng.
Theo báo cáo của Sở NN và PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2015, các đối tượng nuôi phát triển bình thường, có 12,5 ha tôm chấn trắng nuôi thương phẩm bị thiệt hại trong thời gian nuôi từ 20 đến 40 ngày, tôm sú 10 ha chết rải rác. Nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, môi trường biến động mạnh… các hộ nuôi tôm đã xử lý, cải tạo và thả lại giống.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.