Thương lái tiếp tục lùng mua cau non ở Hà Nội

Từ đầu mùa cưới đến nay, giá cau trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng tăng. Vào các ngày sóc, vọng, giá cau tươi tăng gấp đôi.
Mức giá cau non tại vườn đang được bán 15.000-20.000 đồng/kg, nhiều người dân đã không ngần ngại bán cho đội quân thu mua đang lùng sục tìm mua tại các khu vực ngoại thành Hà Nội.
Một chủ mối bán cau tươi tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết:
Trung bình mỗi ngày, tại các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa…, đội quân thu mua cau non lùng sục tận thu mua cau non giá cao, có thời điểm lên tới 20.000 đồng/kg.
Thông tin mà chúng tôi có được, một số người tìm cau mua thu gom để bán cho một thương lái Trung Quốc, tuy nhiên chưa một ai được tiếp xúc với thương lái người Trung Quốc này.
Cau mua về sẽ được sấy khô xuất bán sang Trung Quốc để…làm kẹo! Đầu mùa, giá cau non lên tới 20.000 đồng/kg, nhưng sau đó nhiều người bán nên giá cau non đã hạ xuống chỉ còn khoảng 13.000-15.000 đồng/kg.
Những trái cau non chưa đến kỳ thu hoạch đã bị hái bán non.
Dư luận cũng lo ngại kịch bản của một số thương lái Trung Quốc thu gom mua nông sản “non” của nước ta với số lượng lớn, sau đó đột ngột hạ giá hoặc ngừng mua khiến nhiều nông dân điêu đứng vì trót “ôm” khối lượng hàng lớn không tiêu thụ được.
Trước hiện tượng “lạ” này, PV đã liên lạc với Sở NNPTNT Hà Nội, thì đơn vị này cũng tỏ ra khá bất ngờ và cho rằng các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa không trồng nhiều cau, mà các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì mới là địa bàn có nhiều cau. Tuy nhiên đơn vị này chưa được báo cáo về việc có hay không tình trạng thương lái Trung Quốc lùng mua cau non tại các địa bàn nói trên.
Đích thân Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NNPTNT Hà Nội) - ông Phạm Văn Túy - hứa sẽ “kiểm tra và thông tin sớm đến báo chí”.
Thiết nghĩ, các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương, thị trường… cần vào cuộc, kiểm tra, tuyên truyền để nông dân không mắc “bẫy” của các thương lái Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản ở TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) tập trung chủ yếu ở xã Tân Khánh Đông với hai loại là cá tra và cá điêu hồng. Qua thống kê của địa phương, diện tích nuôi thủy sản là trên 193ha diện tích tự nhiên, 151ha diện tích mặt nước.

Sáu tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 252,9 triệu USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm. Đồng yên mất giá so với USD cũng làm giảm NK tôm vào Nhật Bản.

Mặc dù sản phẩm thủy sản Việt Nam được thị trường các nước đón nhận, đánh giá cao. Song theo giới chuyên môn, ngành thủy sản cần đổi mới phương thức đánh bắt và nuôi trồng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng. Đặc biệt, những quy chuẩn mà thị trường các nước đưa ra…

Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tổng kết mô hình “Vỗ béo bò thịt” năm 2015 tại xã Nhơn Hội. Có 5 hộ tham gia mô hình, mỗi hộ nuôi vỗ béo 1 con bò. Các hộ được tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò được Nhà nước hỗ trợ 100% giống cỏ Mulato - tương ứng hỗ trợ 300kg cỏ giống/hộ và 30% vật tư gồm thức ăn tinh, thuốc thú y...

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo tại BR-VT phát triển mạnh, kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn đang từng bước ứng dụng hầm biogas tại trang trại và đã mang lại hiệu quả, nhưng mô hình này chưa được nhân rộng.