Thanh Hoá Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng Xuất Khẩu

Thanh Hoá có khoảng 18.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó 10.000 ha nuôi nước ngọt và 8.000 ha nuôi mặn, lợ.
Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của Công ty XNK thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng trên 2.000 tấn cá rô phi.
Đây là thành công bước đầu của phát triển sản xuất cá rô phi của Thanh Hoá theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩn theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh.
Tuy nhiên phát triển nuôi cá rô phi tại Thanh Hoá gặp nhiều nhiều khó khăn như chưa có quy hoạch vùng sản xuất cá rô phi tập trung, cơ sở hạ tầng cho phát triển cá rô phi theo hướng xuất khẩu chưa được đầu tư một cách thích đáng, giống cá rô phi chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu, khơi thông hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản khu vực miền Bắc. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có chủ trương xây dựng dự án cá rô phi theo hướng hợp tác công tư thí điểm tại Thanh Hóa.
Để triển khai chủ trương này, ngày 13/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã có buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Qua buổi làm việc, trước mắt Tổng cục Thuỷ sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá cần phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi trong năm 2015;
Bên cạnh đó, Tổng cục hướng dẫn việc cung ứng giống cá rô phi đảm bảo chất lượng từ vùng sản xuất giống lớn như Quảng Ninh, Hải Dương và Quảng Nam cung cấp cho các vùng nuôi tại Thanh Hoá; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, triển khai giới thiệu VietGAP, hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức sản xuất cá rô phi hiệu quả hơn để thúc đấy phát triển cá rô phi tại tỉnh Thanh Hoá, góp phần khơi thông hướng đi mới cho nuôi trồng thuỷ sản miền Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông cho biết, đến thời điểm hiện nay có khoảng 1.500 ha nghêu nuôi của huyện bị chết, ước tổng thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng.

Mặc dù đang là thời điểm chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng nhiều chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên phải chuyển sang khai thác cá chuồn, vì hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hội Nghề cá Việt Nam vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng phản đối quyết định cấm đánh bắt cá trên biển Đông của phía Trung Quốc và đề nghị sớm có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt hành động trên.
4 tháng đầu năm ngư dân TP.Nha Trang khai thác được 11.200 tấn thủy sản, giảm 5% so cùng kỳ năm trước. Thời tiết trong tháng thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Tuy nhiên chi phí vật tư, giá xăng dầu tăng, giá bán hải sản giảm, không ổn định, chủ tàu giảm lợi nhuận, dẫn đến nhiều tàu cá nằm bờ.

Cuối năm 2014, Sở KH-CN chuyển giao cho Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Phước Long (Bạc Liêu) đề tài “Thử nghiệm mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp”. Sau khi tiếp nhận đề tài, Trung tâm đã triển khai cho 2 hộ trên địa bàn xã Vĩnh Thanh và thị trấn Phước Long thực hiện.