Thanh Hóa Giúp Bà Con Chăn Nuôi Gà Thịt Thả Vườn An Toàn Dịch Bệnh

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.
Để khắc phục tình trạng đó, từ tháng 4-8/2014, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thường Xuân triển khai mô hình “Chăn nuôi gà thịt thả vườn an toàn dịch bệnh” tại xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân với quy mô 2.130 con, 10 hộ tham gia, trong đó có 9 hộ là người dân tộc.
Các hộ tham gia được hỗ trợ 100% chi phí mua con giống và 50% chi phí về thức ăn; phần chi phí còn lại, các hộ tự đầu tư 50% chi phí về thức ăn, 100% chi phí về chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thuốc thú y.
Mô hình sử dụng giống gà ri lai (J-DABACO) 1 ngày tuổi, sau 3 tháng nuôi, trọng lượng trung bình toàn đàn đạt 1,8 kg/con, gà trống đạt 1,8-2,4 kg/con, gà mái đạt 1,5-1,7 kg/con; tỷ lệ nuôi sống toàn đàn đạt 94,97%, trong đó có nhiều hộ nuôi gà đạt tỷ lệ nuôi sống từ 98 - 99%. Với giá bán từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, mỗi hộ gia đình thu được khoảng 28 - 30 triệu đồng, không tính phần Nhà nước hỗ trợ, trừ chi phí đầu tư, mỗi hộ nuôi 200 con gà cho lãi khoảng 11- 15 triệu đồng.
Theo đánh giá, giống gà J-Dabaco nhanh lớn, độ đồng đều cao, ít mắc bệnh, thịt gà thơm ngon.
Để đạt được kết quả trên là nhờ làm tốt công tác tổ chức thực hiện của Trạm Khuyến nông huyện Thường Xuân, sự quyết tâm nỗ lực của các hộ tham gia mô hình cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ chỉ đạo mô hình.
Bà Hà Thị Hợi - chủ hộ tham gia mô hình cho biết: “Khi được chọn tham gia mô hình, gia đình rất băn khoăn lo lắng vì chưa bao giờ nuôi giống gà này.
Nhưng được sự vận động của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ kịp thời của Trạm Khuyến nông huyện Thường Xuân, cán bộ chỉ đạo từ khâu xây dựng chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại và đặc biệt là việc phòng bệnh cho đàn gà bằng thuốc và vắc xin theo đúng quy trình trong suốt quá trình nuôi nên gia đình rất yên tâm và phấn khởi bởi kết quả của mô hình mang lại”.
Anh Lương Văn Hiệu, Trưởng thôn Trung Chính, xã Xuân Cẩm - chủ hộ nuôi gà cho biết: “Trước đây, gia đình tôi và các hộ trong thôn chỉ nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây nhiều hơn là ngủ ở chuồng (chuồng trại chỉ tạm bợ) và hiệu quả kinh tế gần như không có bởi gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.
Trong quá trình thực hiện, với kiến thức được tập huấn và sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật, các hộ đã thực hiện tốt công các chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gà, đặc biệt đã tích luỹ được kiến thức và kinh nghiệm và sẽ tiếp tục chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Điều quan trọng hơn là kết quả của mô hình đã góp phần làm thay đổi tư duy chăn nuôi nhỏ lẻ của bà con, nhất là bà con dân tộc”.
Tại buổi tổng kết, đánh giá mô hình, ông Lương Công Thắm - PCT UBND xã Xuân Cẩm cho biết: “Thông qua mô hình này giúp các cấp chính quyền ở xã, cũng như bà con nông dân nhận thấy rõ được vai trò của công tác quản lý, chỉ đạo cũng như vai trò của khoa học kỹ thuật trong xây dựng và triển khai mô hình”.
Có thể bạn quan tâm

Gừng tươi lâu nay ổn định từ 40.000 đồng – 50.000/kg nay tăng lên 80.000 đồng/kg; trứng giá cầm tăng 3.000 – 5.000 đồng/hộp (10 trứng). Theo lý giải của các tiểu thương, hiện nay các mặt hàng gia vị hàng không đáp ứng đủ nên giá tăng lên. Bên cạnh đó, hiện đang vào mùa sản xuất bánh trung thu nên nhu cầu trứng tăng cao, vì vậy giá trứng gia cầm tăng mạnh.

Ngay sau đó, mầm bệnh tiếp tục lây lan sang đàn bò của ông Nguyễn Tấn Xí trú cùng thôn. Ông Thống nói: “Tính đến thời điểm này, tại thôn Trung Phường của xã Duy Hải đã có 8 con bò bị nhiễm dịch lở mồm long móng.

“Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết “4 nhà”, tạo đầu ra ổn định với lợi nhuận cao cho nông dân (ND), giúp ND yên tâm sản xuất.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, chưa có chiều hướng suy giảm. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh gần 7.500 ha, trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 5.800 ha, còn lại đang phơi đầm và cải tạo.

Sau vấn đề nước tưới, việc bón phân cân đối, phù hợp cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng và tính bền vững cho cây cà phê. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng nông dân bón phân nhiều hơn khuyến cáo, trong đó có việc lạm dụng phân vô cơ, theo đó đã gây ra nhiều hệ lụy…