Thanh Hóa dừng xây dựng đề án phát triển cây mắc ca

Theo đó, sau khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có kết quả đánh giá về trồng khảo nghiệm, ban hành quy trình kỹ thuật về nhân giống, trồng, chăm sóc và phê duyệt quy hoạch, định hướng phát triển cây mắc ca trên phạm vi toàn quốc, ngành nông nghiệp mới có cơ sở để xây dựng đề án phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.
Được biết, tại tỉnh Thanh Hóa hiện mới có Ban quản lý rừng phòng hộ huyện miền núi Thạch Thành trồng khảo nghiệm 500 cây mắc ca trên diện tích gần 2ha, đã ra quả hai năm trở lại đây.
Tuy nhiên, đến nay ngành chức năng của tỉnh chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế của loại cây này so với các loại cây trồng khác tại nơi trồng khảo nghiệm, nên không khuyến khích bà con nông dân trồng cây mắc ca.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, keo có giá nên nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đổ xô trồng keo. Tuy nhiên, độc canh cây keo sẽ gặp nhiều bất lợi bởi thời gian thu hoạch keo kéo dài tới 4 năm, trong thời gian đó bà con có nguy cơ thiếu đói

Gạo đỏ được xem là giống lúa truyền thống. Sự khôi phục giống lúa gạo đỏ và gieo trồng thử nghiệm giống lúa Hương Cốm 4 cho thấy, đã có sự đổi mới trong tư duy trồng lúa, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của một nền nông nghiệp hàng hóa ở Thừa Thiên Huế.

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.

Theo các chuyên gia ngành đường, nếu áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía theo phương thức của các nước phát triển có thể giúp giảm đến 20% chi phí sản xuất.

Rong nho biển hay còn gọi là rong cầu lục bi nhỏ, rong guộc, có tên khoa học Caulerpa lentillifera, thuộc Bộ rong cầu lục Caulerpales, Ngành rong lục Chlorophyta, phân bố ở vùng biển ấm Thái Bình Dương như Philippines, Java, Micronesia, Bikini,…