Thanh Hóa dừng đề án quy hoạch phát triển cây mắcca

Ông Lê Văn Đốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, cho biết như vậy.
Các ngành chức năng và các địa phương chỉ trồng khảo nghiệm để xác định khu vực có diện tích đất đai, khí hậu thích hợp với loại cây này, tuyệt đối không được trồng rộng rãi ở những diện tích chưa qua khảo nghiệm.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng đề án phát triển cây mắcca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Tuy nhiên, trong thực tế triển khai trồng cây mắcca ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, cây cho năng suất quả rất khác nhau bởi loại cây này yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mới có Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành có trồng khảo nghiệm 500 cây mắcca trên diện tích khoảng 2 ha và đã có sản phẩm được 2 năm nay.
Qua khảo nghiệm cho thấy, việc trồng cây mắcca cùng ngày, cùng cách trồng, cùng kỹ thuật nhưng cây trồng ở dưới chân đồi cho năng suất trên 3 tấn/ha, trồng ở lưng đồi và đỉnh đồi chỉ cho năng suất 6-7 tạ/ha.
Thực tế này cho thấy, việc xây dựng đề án quy hoạch phát triển cây mắcca cần có thêm thời gian mới có cơ sở khoa học để xây dựng quy hoạch diện tích trồng.
Hơn nữa, việc đầu tư trồng loại cây này cũng tương đối cao, dao động từ 80-100 triệu đồng/ha, đây là số tiền không hề nhỏ đối với người nông dân nên cũng cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng mới cho áp dụng rộng rãi.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có một số hộ dân trồng cây mắcca nhưng chưa qua trồng khảo nghiệm để xác định diện tích đất đai, khí hậu phù hợp với loại cây này. Riêng ở huyện Thạch Thành, bà con đã áp dụng trồng rộng rãi loại cây này với diện tích trên 30ha.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…

Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 39,81 ha, trong đó, 14,76 ha rừng tự nhiên; 25,05 ha rừng trồng tại các huyện: Bảo Lâm 5 ha; Hòa An 7,7 ha; Hà Quảng 3,06 ha; Nguyên Bình 6,09 ha; Trùng Khánh; 3,89 ha; Trà Lĩnh 3 ha; Thông Nông 3,61 ha. Nguyên nhân gây ra cháy rừng do thời thiết nắng nóng cục bộ làm lớp thực bì chết khô dẫn đến nguồn vật liệu cháy cao; người dân chưa kiểm soát được nguồn lửa trong trình sản xuất, canh tác ở khu ven rừng.

Trong đó, tiêm 7.506 liều vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.380 liều vắc xin dịch tả lợn và 25.000 liều vắc xin Niucatson gà. Phun thuốc khử trùng tiêu độc phòng chống cúm H5N1 và H7N9 được 313.200 m2 tại 113 xóm.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm, với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm được khoảng 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống…

Từ năm 2013 đến nay, Công ty Xây dựng Thanh Phương ( Hà Quảng) đầu tư cho 26 hộ dân xóm Khuổi Pàng, thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng) trồng 34 ha cây keo, đạt 90% kế hoạch.