Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Với Vật Nuôi Mới

Thành Công Với Vật Nuôi Mới
Ngày đăng: 15/06/2012

Gần 7 năm nuôi nhím, anh Nguyễn Bá Hồng (tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) giờ đây đã có trại nuôi nhím với quy mô gần 100 con và cả đàn chồn nhung đen 300 con.

Anh Hồng kể, năm 2005, anh bắt đầu nuôi nhím. Mặc dù nhím là loại động vật dễ nuôi, nhưng không phải ai nuôi cũng đạt hiệu quả kinh tế cao, và ngay trong lần nuôi đầu tiên này, anh gặp khó khăn do chưa nắm được kỹ thuật. Không chịu thất bại, anh lao vào học hỏi kiến thức nuôi nhím từ sách báo và những người đi trước. Nhờ có kiến thức chăn nuôi, giờ đây trại nhím của anh đã có gần 100 con. Mỗi năm, anh xuất bán 70 cặp nhím giống và bán cả nhím thương phẩm.

Theo anh Hồng, để nuôi nhím đạt hiệu quả cao, cần giữ vệ sinh chuồng trại, đảm bảo khô ráo, thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Với nhím sinh sản, cần chọn con giống khỏe.

Không chỉ thành công trên lĩnh vực nuôi nhím, sau nhiều lần đến thăm các trại nuôi chồn nhung đen, đầu năm 2010, anh Hồng mua 15 con về nuôi. Theo anh, chồn nhung đen tuy là con vật nuôi mới ở nước ta (chúng thuộc họ gặm nhấm, có xuất xứ từ Nam Mỹ), nhưng dễ nuôi bởi thức ăn chỉ là cỏ, các loại rau, củ, quả. Thịt chồn nhung đen giàu dinh dưỡng nên giá bán khá cao.

Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa; mỗi lứa từ 2 - 4 con, nuôi khoảng một tháng có thể xuất bán với giá từ 1-3 triệu đồng/cặp. Một ưu điểm nữa là chồn nhung đen rất ít bệnh. Theo kinh nghiệm của anh Hồng, chồn nhung đen thường mắc một số bệnh như ký sinh trùng đường tiêu hóa, xuất huyết truyền nhiễm... Để phòng bệnh cho chồn, cần tiêm phòng định kỳ 6 tháng/lần; giữ vệ sinh chuồng nuôi, thức ăn, nước uống...

Hiện trang trại của anh Hồng có 300 con chồn nhung đen sinh sản, anh cũng đã xuất chuồng trên 200 con cho các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh và ở Khánh Hòa, TP.HCM...

Nhờ chọn hướng đi đúng nên trang trại nuôi nhím và chồn nhung đen đã đem về cho gia đình anh thu nhập ổn định với 200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Anh Hồng tâm sự: “Nuôi con gì cũng vậy, trước tiên phải tâm huyết với con vật mình nuôi, cùng với am hiểu kỹ thuật và có kinh nghiệm thì nhất định sẽ thành công”.

Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Nào Cho Nông Dân Việt? Cơ Hội Nào Cho Nông Dân Việt?

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

14/10/2014
Mở Ra Nhiều Cơ Hội Cho Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp Mở Ra Nhiều Cơ Hội Cho Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

14/10/2014
Nhu Cầu Sử Dụng Cá Điêu Hồng Giống Tăng Mạnh Nhu Cầu Sử Dụng Cá Điêu Hồng Giống Tăng Mạnh

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

14/10/2014
Đặc Sản Gạo Già Dui Xín Mần Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu Đặc Sản Gạo Già Dui Xín Mần Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

14/10/2014
Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

14/10/2014