Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc

Tuy mới 28 tuổi nhưng anh Nguyễn Văn Có, ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn - Bình Định), đã có một trang trại nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm rộng 900 m2 mặt nước với lợi nhuận thu về trên trăm triệu đồng/năm.
Đầu năm 2010, anh được Đoàn Thanh niên xã giới thiệu vay vốn 20 triệu đồng từ nguồn “Quỹ giới thiệu việc làm”. Nhờ đất vườn nhà rộng, lại có nguồn nước thuận lợi, anh chọn thực hiện mô hình nuôi cá lóc giống. Ban đầu anh chỉ nuôi một ít để rút kinh nghiệm, sau thấy khả quan nên mạnh dạn đầu tư lớn hơn.“Nuôi cá lóc rất dễ. Thức ăn của cá lóc là cá vụn và một số thực phẩm khác. Mỗi tuần thay nước một lần. Sau gần 3 tháng từ khi thả con giống là có thể thu hoạch” - anh Có cho biết.
Mỗi năm anh xuất bán cá 3 lần, mỗi lần khoảng 2 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng/năm. Anh còn tạo việc làm cho 4 lao động ở địa phương với thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay trang trại của anh là đầu mối cung cấp cá cho các tỉnh lân cận như Gia Lai, Quảng Ngãi, Phú Yên…
Anh Lê Văn Có là gương mặt trẻ tuổi nhất trong CLB nông dân làm kinh tế giỏi của xã Phước Mỹ. Anh luôn tích cực tham gia hoạt động của CLB, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho bà con nông dân ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phiền hà đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) trong nước thiệt hại nhiều do phải lưu hàng tại cảng. Có doanh nghiệp cho hay, chi phí lưu container có khi lên tới vài chục tỉ đồng mỗi năm và doanh nghiệp không thể kiểm soát được chi phí này.

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa gửi văn bản tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ đề nghị tăng cường các biện pháp chống nóng cho vật nuôi.

Ngày 18/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mía đường Việt Nam" với sự tham gia của đại diện nhiều DN mía đường trên cả nước.

Những ngày qua, nông dân bắt đầu cày ải, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt mầm bệnh hại lúa. Đối với những vùng trũng, thường bị ngập úng, nông dân đã chủ động gieo khô trước khi nước về.

Nhờ sáng kiến trồng rau ngót dưới tán hồ tiêu trên diện tích 7 sào đất nhà mình, ông Nguyễn Xuân Khoa, một nông dân ở ấp 3A, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có thu nhập thêm mỗi năm từ 60 - 70 triệu đồng.