Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc

Tuy mới 28 tuổi nhưng anh Nguyễn Văn Có, ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn - Bình Định), đã có một trang trại nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm rộng 900 m2 mặt nước với lợi nhuận thu về trên trăm triệu đồng/năm.
Đầu năm 2010, anh được Đoàn Thanh niên xã giới thiệu vay vốn 20 triệu đồng từ nguồn “Quỹ giới thiệu việc làm”. Nhờ đất vườn nhà rộng, lại có nguồn nước thuận lợi, anh chọn thực hiện mô hình nuôi cá lóc giống. Ban đầu anh chỉ nuôi một ít để rút kinh nghiệm, sau thấy khả quan nên mạnh dạn đầu tư lớn hơn.“Nuôi cá lóc rất dễ. Thức ăn của cá lóc là cá vụn và một số thực phẩm khác. Mỗi tuần thay nước một lần. Sau gần 3 tháng từ khi thả con giống là có thể thu hoạch” - anh Có cho biết.
Mỗi năm anh xuất bán cá 3 lần, mỗi lần khoảng 2 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng/năm. Anh còn tạo việc làm cho 4 lao động ở địa phương với thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay trang trại của anh là đầu mối cung cấp cá cho các tỉnh lân cận như Gia Lai, Quảng Ngãi, Phú Yên…
Anh Lê Văn Có là gương mặt trẻ tuổi nhất trong CLB nông dân làm kinh tế giỏi của xã Phước Mỹ. Anh luôn tích cực tham gia hoạt động của CLB, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho bà con nông dân ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Gà J-DABACO có tỷ lệ sống đạt cao, khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp...

Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia.

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.