Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Lóc

Tuy mới 28 tuổi nhưng anh Nguyễn Văn Có, ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn - Bình Định), đã có một trang trại nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm rộng 900 m2 mặt nước với lợi nhuận thu về trên trăm triệu đồng/năm.
Đầu năm 2010, anh được Đoàn Thanh niên xã giới thiệu vay vốn 20 triệu đồng từ nguồn “Quỹ giới thiệu việc làm”. Nhờ đất vườn nhà rộng, lại có nguồn nước thuận lợi, anh chọn thực hiện mô hình nuôi cá lóc giống. Ban đầu anh chỉ nuôi một ít để rút kinh nghiệm, sau thấy khả quan nên mạnh dạn đầu tư lớn hơn.“Nuôi cá lóc rất dễ. Thức ăn của cá lóc là cá vụn và một số thực phẩm khác. Mỗi tuần thay nước một lần. Sau gần 3 tháng từ khi thả con giống là có thể thu hoạch” - anh Có cho biết.
Mỗi năm anh xuất bán cá 3 lần, mỗi lần khoảng 2 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng/năm. Anh còn tạo việc làm cho 4 lao động ở địa phương với thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay trang trại của anh là đầu mối cung cấp cá cho các tỉnh lân cận như Gia Lai, Quảng Ngãi, Phú Yên…
Anh Lê Văn Có là gương mặt trẻ tuổi nhất trong CLB nông dân làm kinh tế giỏi của xã Phước Mỹ. Anh luôn tích cực tham gia hoạt động của CLB, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho bà con nông dân ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Để đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, hướng tới tăng thu nhập, gia đình ông Trần Văn Thiệu (ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau)

Từ năm 2018, người dân xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) bắt đầu đưa cây cam vào trồng trên những diện tích đất đồi gò.

Nhờ ham học hỏi, dày công chăm sóc, anh Nguyễn Thành Khôi (SN 1990), thôn Thượng Vũ, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu nhập cả trăm triệu đồng.

Ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước để nuôi cua 2 da trong hộp nhựa đặt trong nhà có mái che, anh Lê Ngọc Phú.

Nhận định được nhu cầu tiêu thụ nấm sạch của người tiêu dùng ngày càng lớn, chị Hồ Thị Thanh Hồng.