Thành công từ mô hình nuôi cá chạch

Mô hình này được thực hiện trên diện tích 1.000 m2 mặt nước.
Với mật độ thả từ 30 – 40 con/m2, sau 8 tháng cá đạt trọng lượng bình quân từ 18 – 20 con/kg.
Gia đình bà thu hoạch hơn 1,2 tấn cá thương phẩm, với giá cả hiện nay 100.000 đồng/kg, lãi hơn 40 triệu đồng.
Theo gia đình bà Trần Thị Phúc: Loại cá này khá dễ nuôi và tỷ lệ hao hụt ít, chưa xuất hiện bệnh gây hại; thức ăn công nghiệp dạng viên nổi dùng cho cá, cộng với các loại cá tạp, cua, ốc, tép xay nhuyễn.
Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định.
Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Qua 5 tháng nuôi, chỉ vài tháng đầu chình có chết một ít do chưa thích nghi, từ tháng thứ 3 trở đi rất ổn định, lớn bình thường chưa thấy bệnh tật gì.

Cá chình có giá trị kinh tế cao, có lúc giá thương phẩm lên đến 240.000 đồng/kg, thích hợp với nhiều mô hình nuôi. Theo yêu cầu của nhiều bà con nông, ngư dân trên địa bàn tỉnh, chuyên mục khuyến ngư kỳ này xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm.

Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Lộc (huyện Hồng Dân) là một trong những cán bộ xã làm kinh tế giỏi. Nhiều năm qua, ông thực hiện mô hình nuôi cá chình trên diện tích 2.500m2 mặt nước, thu lãi từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

Những năm gần đây nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở ĐBSCL do cá chình có giá trị kinh tế lớn. Cá chình được xếp vào loại cá đắt tiền và quí hiếm, giá cá thương phẩm rất đắt.

Để phòng bệnh cho cá ta phải bắt đầu từ giai đoạn thả giống. Trước khi thả cá, ta cải tạo và xử lý nước thật kỹ bằng vôi công nghiệp và Vimekon.