Thành Công Từ Mô Hình Lúa – Tôm

Xuất thân từ một gia đình “nông dân nòi” ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, Lưu Hoàng Anh rất chí thú làm ăn. Anh xác định, là nông dân phải gắn bó với ruộng đồng, phải biết tính toán, dám nghĩ dám làm, chịu khó ắt sẽ thành công.
12 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, hầu hết nhân dân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, chỉ độc canh con tôm, nhưng anh Lưu Hoàng Anh thì ngược lại. Anh duy trì đều đặn mô hình sản xuất lúa - tôm kết hợp.
Có những năm thời tiết bất lợi, triều cường lên cao gây thiệt hại, nhưng anh Lưu Hoàng Anh không hề nản chí. Với 3 ha đất sản xuất, mỗi năm anh Lưu Hoàng Anh đều có từ 150-250 giạ lúa dự trữ trong nhà.
Vụ mùa năm 2012, gia đình anh là 1 trong 5 hộ dân của ấp Lý Ấn được chọn đầu tư thực hiện dự án lúa - tôm của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Thực hiện vụ tôm trong dự án, anh đã thu về trên 43 triệu đồng sau khi trừ chi phí, còn vụ lúa đạt năng suất gần 4 tấn/ha, thành công nhất trong 5 hộ cùng thực hiện dự án.
Anh cho biết, muốn sản xuất lúa - tôm thành công, trước tiên phải có sự quyết tâm, làm đến nơi đến chốn, chứ không thể theo kiểu làm chơi ăn thiệt. Bí quyết thành công trong sản xuất lúa - tôm kết hợp của anh là phải làm tốt khâu ngăn mặn, giữ ngọt theo phương châm khép kín khuôn hộ.
Không chỉ gắn bó với mô hình lúa - tôm kết hợp, anh Lưu Hoàng Anh còn tận dụng 3 ao nước ngọt trong mương vườn, thả nuôi 300 con cá bống tượng. Chỉ tính riêng mô hình nuôi cá, hằng năm anh thu nhập từ 80-100 triệu đồng.
Anh cho biết, năm 2013 sẽ thuê cơ giới cải tạo 2.000 m2 đất để nuôi cá chình; đồng thời khoanh lô giữ ngọt 1 ha đất ruộng để thực hiện mô hình lúa - cá đồng. Đây là hai loài thuỷ sản có giá trị kinh tế rất cao và ổn định, thị trường tiêu thụ mạnh. Thực hiện thành công ý tưởng này, 2 năm tới gia đình anh sẽ có thu nhập từ 400-500 triệu đồng mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Khách hàng đặt mua hạt giống dưa lê và thanh toán chi phí 100.000 đồng, trang trại sẽ chăm sóc và thu hoạch, sau đó gửi sản phẩm thu được đến tận nhà.

Dọc tuyến biên giới tỉnh Đồng Tháp với Campuchia có 4 xã gồm: Thường Phước 1, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự), Tân Hội, Bình Phú, Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng), Bình Thạnh (TX.Hồng Ngự) được xem là những điểm nóng về tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Hàng lậu qua đây chủ yếu là thuốc lá, rượu ngoại, phân bón... trong đó đường cát là mặt hàng được vận chuyển nhiều nhất...

Thông tin một nải chuối đỏ giá 500.000-600.000 đồng xuất hiện trên thị trường gần đây đã khiến giống cây có xuất xứ từ Australia lên cơn "sốt".

Quá trình thực hiện nhiệm vụ dồn đổi ruộng đất (DĐRĐ) có nhiều khó khăn, phức tạp. Song, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân nên huyện Tam Nông đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Để thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ có vai trò quyết định nhằm tăng năng suất lao động của người nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.