Thành công trên vùng đất khó

Là vùng đất xấu không nước tưới nên ngoài trồng rừng ra thì chỉ còn cây điều là “trụ” nổi ở Suối Cát, ở đây mọi người vẫn mặc định cây điều vốn là cây của nhà nghèo do không phải đầu tư, dù cho thu nhập cũng rất “làng nhàng”.
* Đi học trồng điều
Ở vùng đất cát bạc màu dưới chân núi Gia Lào (xã Suối Cát) này, năm nào mưa thuận gió hòa thì 1 hécta điều cho năng suất khoảng 1,2 tấn, còn bình thường thì chỉ dưới 1 tấn. Từ những khó khăn đó, ông Phan Chinh luôn đau đáu nghĩ về việc cải thiện thu nhập từ vườn điều, và năm 2004, ông bỏ thời gian để đi học cách trồng điều. Là nông dân chính hiệu, một thời gian dài gắn bó với cây điều nhưng chỉ khi học về cách trồng và chăm sóc điều, ông mới thực sự hiểu về loại cây này. Sau khi ứng dụng khoa học - kỹ thuật ngay vào vườn điều của mình, ông khá bất ngờ năng suất đã tăng lên gấp đôi so với những vụ trước. Lúc này ông nghĩ cây điều ở đây sẽ cải thiện được thu nhập. Ông Chinh tâm sự: “Ngày trước trồng điều đơn giản lắm, cứ ươm cây rồi trồng xuống, không bón phân, không xịt thuốc, không tỉa cành tạo tán phó mặc cho trời đất đến vụ thì đi thu hoạch được bao nhiêu hay bấy nhiêu”.
Hàng năm ông để ý rất kỹ đến thời tiết để quyết định bón phân, xịt thuốc cho cây. Theo ông Chinh, càng về sau này thời tiết càng thay đổi khác thường nên thời điểm chăm sóc cây cũng phải khác nhau. Nhờ vào áp dụng khoa học - kỹ thuật một cách khoa học năng suất vườn điều của ông cứ tăng dần lên, hiện đạt trung bình là 3 tấn/héc ta, có những hécta lên đến gần 4 tấn. Với 4 hécta điều hàng năm ông Chinh thu hoạch xấp xỉ 13 tấn hạt.
* Chia sẻ với nông dân
Nhờ nắm vững kỹ thuật lại có kinh nghiệm trồng điều, ông Chinh được mọi người bầu làm Tổ trưởng Câu lạc bộ trồng điều năng suất cao. Ông rất nhiệt tình trong việc truyền đạt kỹ thuật cho các hộ dân ở đây. Nhiệt tình không chỉ đơn thuần về hướng dẫn kỹ thuật mà còn cả ở việc hỗ trợ và chia sẻ khó khăn. Năm 2010, ông cầm cố tài sản của mình để mua phân bón cho các hộ trong câu lạc bộ rồi đến mùa thu lại tiền sau. “Năm đó một số hộ tưởng là tiền của Nhà nước tài trợ nên đến vụ thu hoạch điều không trả, tôi phải đi giải thích mãi mọi người mới hoàn lại số tiền đó” - ông Chinh nói.
Đến nay, ông vẫn đều đặn thực hiện việc này để những hộ khó khăn có phân bón kịp thời vụ. Không chỉ thế, hàng năm đến mỗi mùa xịt thuốc cho cây ông lại đi vận động nơi làm dịch vụ xịt thuốc cho các hộ khó khăn thiếu tiền công đến mùa thu hoạch thì trả. Có lẽ nhờ những phương pháp ứng dụng kỹ thuật khá triệt để như vậy mà hàng chục héc ta điều trong câu lạc bộ đều có năng suất trung bình đạt 3 tấn/hécta.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù có hàng trăm hộ dân có diện tích cà phê bị cháy lá do sương muối trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, nhưng gia đình anh Đỗ Xuân Khởi, Đội I, xã Chiềng Ban (Mai Sơn - Sơn La) vẫn làm ăn phát đạt khi rất nhiều người dân ở các xã trong huyện và các huyện lân cận tìm tới mua cây cam giống do anh lai ghép, chịu được sương muối và cho thu nhập kinh tế cao.

Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ chăn nuôi của xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ và xã Suối Rao, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) giảm chi phí, rủi ro về bệnh dịch...

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn giao thông trên biển và tạo không gian thông thoáng cho các môn thể thao dưới nước, năm 2014 UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục cấm các hoạt động bẫy bắt tôm hùm con trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9.

Không được học hành qua trường lớp nào nhưng ông Nguyễn Trí Công nổi tiếng là người đi đầu trong áp dụng công nghệ thông tin và du nhập tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ngoài vào nghề chăn nuôi heo. Ông Công cũng là Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai.

Trước thông tin cá tra Việt Nam tạm ngừng xuất khẩu vào Liên bang Nga vì lý do không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, hiện có đến 400 xí nghiệp của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào những thị trường khó tính và đòi hỏi chất lượng cao.