Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc

Thành Công Nhờ Nuôi Bồ Câu, Lợn Siêu Nạc
Ngày đăng: 03/11/2012

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.

 
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh Vũ Văn Thủy (thôn Tiên Dương, xã Yên Thành) kể: "Năm 1991, tôi lập gia đình. Sau khi cưới, hai vợ chồng chỉ có 1 sào ruộng của cha mẹ cho làm vốn. Tôi tính, nếu trông vào 1 sào ruộng để thoát nghèo thì không thể, nên tôi để vợ ở nhà làm, còn tôi đi làm phụ hồ kiếm tiền đầu tư vào chuồng trại để chăn nuôi". 
Sau nhiều năm đi phụ hồ, dành dụm được ít tiền, anh Thủy về quê xây chuồng trại và mua 200 con vịt đẻ, hơn 100 con gà... hết gần 5 triệu đồng. 
"Khi gà, vịt bắt đầu cho thu hoạch, đùng một cái dịch cúm tràn đến. Trong vòng có 2 ngày, vịt, gà chết không còn một con nào. Tất cả vốn liếng bỗng chốc mất trắng. Mang gà, vịt đi đào hố chôn mà lòng tôi đau như cắt" - anh Thủy nhớ lại. 
Khi đó, vợ chồng anh chán nản không muốn làm gì. Anh em, bạn bè đến chơi động viên: "Mới thất bại có một lần mà đã gục ngã thì mãi cũng không thể thành công được". Nghe vậy, vợ chồng anh quyết tâm vay vốn làm lại từ đầu. 
Nhận ra thất bại vì chăn nuôi theo phong trào mà không tìm hiểu kỹ thị trường và dịch bệnh, lần này anh Thủy đi khảo sát và học hỏi kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi ở xã bên. Và anh đã tìm ra hướng đi mà địa phương anh chưa có ai làm, đó là nuôi chim bồ câu và lợn siêu nạc. Năm 2008, anh đầu tư hơn 10 triệu đồng mua giống lợn và chim bồ câu. Sau 6 tháng bán lợn, bồ câu, trừ chi phí anh lãi gần 50 triệu đồng. 
"Thấy đây là hướng đầu tư đúng, tôi quyết định lấy toàn bộ tiền lãi này mở rộng trang trại và mua thêm giống. Đến nay, trung bình mỗi năm tôi thu nhập không dưới 100 triệu đồng. Nhờ lợn và bồ câu, vợ chồng tôi đã xây được nhà khang trang, nuôi con cái ăn học" - anh Thủy cho hay. 
Chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình, anh Thủy bảo: "Muốn làm giàu phải có hướng đi đúng và phải ham học hỏi, không sợ thất bại, kiên trì rồi sẽ thành công". 
Không chỉ làm giàu cho mình, anh còn hướng dẫn nhiều hộ trong xã nuôi lợn siêu nạc, bồ câu. Không ít hộ được anh giúp đỡ đã thoát nghèo, có tích lũy.


Có thể bạn quan tâm

Đổi thay nhờ tư duy mới Đổi thay nhờ tư duy mới

Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.

04/05/2015
Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.

04/05/2015
Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp

Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...

04/05/2015
Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao Nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch mè có lãi cao

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

04/05/2015
Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp Huyện Lấp Vò xác định 3 ngành hàng chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, huyện Lấp Vò xác định tập trung ưu tiên thực hiện 3 ngành hàng chủ lực và lợi thế của huyện, đó là lúa gạo, cây màu và chăn nuôi bò thịt.

04/05/2015