Thành Công Bước Đầu

Sau gần 1 năm triển khai, đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa” đã ghi nhận những kết quả bước đầu: tạo được nguồn giống nhân tạo, đạt hiệu quả khá cao về kinh tế.
Đề tài do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện trong 2 năm (từ tháng 10-2012 đến 10-2014), Từ tháng 3-2013, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành thả giống 3 mô hình sá sùng thương phẩm trong ao nuôi ở huyện Vạn Ninh, tiếp đó là 3 mô hình tại huyện Cam Lâm.
Sau gần 20 năm nuôi thủy sản (tôm, cá…), ông Lê Châu (thôn Ninh Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh) đã trải qua nhiều thăng trầm do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Sau đó, ông đã cải tạo một số đìa nuôi tôm không hiệu quả để nuôi thử nghiệm sá sùng, theo mô hình nuôi thuộc để tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III. Với sự hỗ trợ về giống, thức ăn và hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, sau gần 6 tháng, đìa nuôi của ông đã có lứa sá sùng đầu tiên, đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường. Với mật độ thả 50 con/m2, sá sùng phát triển tốt, độ lớn đồng đều, tỷ lệ sống đạt khoảng 62% (chỉ tiêu dự kiến là 40%). Ước tính, 300m2 ao nuôi sẽ đạt khoảng 100kg. Với giá bán 200.000 đồng/kg, người nuôi có thể thu khoảng 20 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí nuôi không cao. Ông Lê Châu cho biết: “Sá sùng rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế rất cao, hiện chưa thấy có dấu hiệu dịch bệnh. Tôi mong muốn Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III tập huấn kỹ thuật nuôi, nhân rộng mô hình này để người dân địa phương phát triển kinh tế”.
Trước tình trạng môi trường nuôi thủy sản bị ô nhiễm, việc tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng biển Khánh Hòa cũng như sự đầu tư của người dân địa phương là rất quan trọng. Với đặc điểm thích nghi với bùn đất, thức ăn là mùn bã hữu cơ, sá sùng có thể là đối tượng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Mặt khác, do giá trị dinh dưỡng cao nên nhu cầu của thị trường đối với sá sùng khá cao. Tuy nhiên, do bị khai thác cạn kiệt, sản lượng sá sùng tự nhiện không nhiều. Theo Tiến sĩ Võ Thế Dũng, đây là đối tượng nuôi rất tiềm năng, nếu đầu tư nghiên cứu thêm thì sẽ trở thành đối tượng phát triển thương mại, đồng thời tạo được nguồn giống nhân tạo. Một thuận lợi nữa là vốn đầu tư vào con sá sùng hiện nay không cao, công nghệ nuôi lại không phức tạp, và đến thời điểm này, độ an toàn của nó cao hơn các loại thủy sản khác. Tiến sĩ Võ Thế Dũng và nhóm thực hiện đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của sá sùng (so với tỷ lệ sống 62% của mô hình), đồng thời rút ngắn thời gian nuôi.
Cũng trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã bước đầu theo dõi phòng và trừ một số bệnh của sá sùng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu mô hình nuôi kết hợp sá sùng với một số đối tượng thủy sản khác, tìm hướng đi mới cho người nuôi. Nhóm nghiên cứu mong muốn được tiếp tục đầu tư phát triển đề tài, nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, không những đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường, phòng trừ dịch bệnh mà còn giúp người dân sản xuất sá sùng trên quy mô lớn.
Tiến sĩ Võ Thế Dũng: “Hiện nay chúng tôi đang từng bước nâng cao công nghệ sản xuất giống. Pha này chủ yếu là nhân mô hình nuôi thương phẩm và từ con giống đề tài sản xuất được. Năm 2014, chúng tôi sẽ mở lớp tập huấn để đào tạo kỹ thuật sản xuất giống nuôi thương phẩm cho người dân. Đồng thời, hỗ trợ một phần con giống cho để người dân có thể tự sản xuất, coi đó là một bước để quảng bá công nghệ - tìm hướng đi mới cho người dân”.
Có thể bạn quan tâm

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.

Dịp nghỉ lễ kéo dài 6 ngày này đang được xem là cơ hội vàng đối với hoạt động kinh doanh khi sức mua hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh, nhất là nông, thủy sản.

Giá sầu riêng đầu mùa chính vụ loại 1 bán ra tại vườn hiện chỉ 25.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá lên tới 100.000-120.000 đồng/kg cách nay ba tháng (nghịch vụ).

Chính phủ cũng yêu cầu cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Riêng các mặt hàng nông sản, ngoài đẩy mạnh xuất khẩu cần phát triển mạng lưới phân phối, lưu thông, bảo đảm tốt cung cầu, kích thích tiêu dùng nội địa...