Thăng Bình tập huấn nghề lưới rê cho ngư dân

Theo đó, ngư dân được giới thiệu một số đối tượng đánh bắt, ngư trường khai thác, tàu thuyền và trang bị phục vụ của nghề lưới rê hỗn hợp; cấu tạo ngư cụ và kỹ thuật thi công lắp ngư cụ; kỹ thuật khai thác và tổ chức sản xuất.
Đây là những kiến thức nhằm giúp cho ngư dân nâng cao hiệu quả trong việc đánh bắt xa bờ.
Cũng tại lớp tập huấn lần này, các học viên được nghe báo cáo hiệu quả khai thác của nghề lưới rê hỗn hợp cải tiến được thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện nay, huyện Thăng Bình đã có 21 tàu được UBND tỉnh phê duyệt đóng mới, cải hoán tàu theo Nghị định 67, nâng tổng số tàu có công suất từ 90 Cv trở lên trên toàn huyện thành 72 chiếc.
Đây là điều kiện để huyện Thăng Bình phát triển mạnh nghề đánh bắt hải sản xa bờ.
Lớp tập huấn sẽ diễn ra trong 2 ngày (13&14.11) tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết đang ngày càng khó đoán, nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng giá, điệp khúc được mùa mất giá tái diễn… khiến nông dân sản xuất rau màu thêm khó khăn. Tại vựa rau Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc), nơi được xem là có điều kiện thuận lợi để nông dân sản xuất rau màu cũng gặp cảnh khó khăn.

Cấy lúa kém hiệu quả khiến nhiều nông dân Hải Dương chán ruộng, bỏ ruộng rồi bán ruộng với mức giá nhiều khi 1m2 chỉ ngang 1 bát phở.

UBND TP Cần Thơ yêu cầu Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ hoạt động thu mua nông sản bất thường, không rõ mục đích sử dụng...

“Vua” mắc ca Trần Vinh, xã Tà Nung (TP Đà Lạt) đang đứng trước tình thế lưỡng nan: Không thể bỏ vườn mà phải tiếp tục đầu tư nhưng đang cạn vốn.

Mắc ca là cây trồng mới nhiều tiềm năng. Tuy nhiên đây là cây trồng yêu cầu khí hậu, thổ nhưỡng khắt khe, lại là cây lâu năm nên phải hết sức chú ý khâu giống.