Thăng Bình tập huấn nghề lưới rê cho ngư dân

Theo đó, ngư dân được giới thiệu một số đối tượng đánh bắt, ngư trường khai thác, tàu thuyền và trang bị phục vụ của nghề lưới rê hỗn hợp; cấu tạo ngư cụ và kỹ thuật thi công lắp ngư cụ; kỹ thuật khai thác và tổ chức sản xuất.
Đây là những kiến thức nhằm giúp cho ngư dân nâng cao hiệu quả trong việc đánh bắt xa bờ.
Cũng tại lớp tập huấn lần này, các học viên được nghe báo cáo hiệu quả khai thác của nghề lưới rê hỗn hợp cải tiến được thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện nay, huyện Thăng Bình đã có 21 tàu được UBND tỉnh phê duyệt đóng mới, cải hoán tàu theo Nghị định 67, nâng tổng số tàu có công suất từ 90 Cv trở lên trên toàn huyện thành 72 chiếc.
Đây là điều kiện để huyện Thăng Bình phát triển mạnh nghề đánh bắt hải sản xa bờ.
Lớp tập huấn sẽ diễn ra trong 2 ngày (13&14.11) tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình.
Có thể bạn quan tâm

Ở cụm 2, xã Vân Phúc (huyện Phúc Thọ - Hà Nội) có mô hình trồng rau trong nhà màng công nghệ mới với hệ thống tưới, bón hoàn toàn khép kín cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Đó là vườn rau của ông Vũ Văn Sáu.

N25 có TGST ngắn (85 - 90 ngày ở vụ HT) trong điều kiện gieo thẳng, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá, chất lượng gạo ngon, cơm mềm...

Liên tục mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần đến ngày thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê đưa đi tiêu hủy.

Vụ đông năm nay Thái Bình dự kiến gieo trồng trên 35.000 ha gồm nhiều loại cây trồng. Song chủ yếu tập trung vào nhóm cây trồng chính là khoai tây, bí xanh, ớt, ngô và rau đậu các loại.

Theo Trạm Khảo kiểm nghiệm sản phẩm giống cây trồng Văn Lâm, mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ đã giúp lúa có sức chống chịu tốt hơn, thân cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là năng suất vượt trội...