Thăng Bình tập huấn nghề lưới rê cho ngư dân

Theo đó, ngư dân được giới thiệu một số đối tượng đánh bắt, ngư trường khai thác, tàu thuyền và trang bị phục vụ của nghề lưới rê hỗn hợp; cấu tạo ngư cụ và kỹ thuật thi công lắp ngư cụ; kỹ thuật khai thác và tổ chức sản xuất.
Đây là những kiến thức nhằm giúp cho ngư dân nâng cao hiệu quả trong việc đánh bắt xa bờ.
Cũng tại lớp tập huấn lần này, các học viên được nghe báo cáo hiệu quả khai thác của nghề lưới rê hỗn hợp cải tiến được thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện nay, huyện Thăng Bình đã có 21 tàu được UBND tỉnh phê duyệt đóng mới, cải hoán tàu theo Nghị định 67, nâng tổng số tàu có công suất từ 90 Cv trở lên trên toàn huyện thành 72 chiếc.
Đây là điều kiện để huyện Thăng Bình phát triển mạnh nghề đánh bắt hải sản xa bờ.
Lớp tập huấn sẽ diễn ra trong 2 ngày (13&14.11) tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện dịch bệnh, chết đang xảy ra ở tôm sú nuôi ghép với cua tại xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) trên diện tích 4.000m2, với tỉ lệ khoảng 90%.

Không qua một lớp tập huấn kỹ thuật nào nhưng với lòng đam mê cùng nghị lực vươn lên làm giàu, chị Đinh Thị Bàn ở thôn Tiến Hóa 2, xã Hồng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) tự học và nuôi thành công hàng chục đàn ong mật. Đến nay, chị đã có 60 đàn ong, cho thu nhập khá.

Chiều ngày 22.8 rảnh, chạy xe vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xem lúa đã chín hay chưa thì gặp đàn gà có bộ lông màu hường rất bắt mắt.

Ông Trịnh Văn Khả (ngụ ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) được nhiều người biết đến với mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước tình hình giá lúa thấp và bấp bênh, nhiều nông dân trồng lúa trong tỉnh Hậu Giang đã dần thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận.