Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP

Theo chương trình hội thảo nuôi tôm hướng VietGAP tại các tỉnh phía Bắc do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị chủ trì, các đại biểu là đại diện một số cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản trực thuộc Tổng cục Thủy sản, khuyến nông các tỉnh ven biển phía bắc, và các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đi thăm quan mô hình HTX đã được chứng nhận phù hợp với quy phạm thực hành tốt tại Việt Nam (VietGAP) tại tỉnh Hà Tĩnh.
Phát huy cách thức nuôi áp dụng VietGAP để hướng tới sự phát triển bền vững, năm 2015 HTX đã mở rộng diện tích nuôi lên 7ha, mật độ thả trung bình khoảng 200 - 250 con/m2.
Quản lý trong quá trình nuôi áp dụng chặt quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP trong đó kiểm soát chặt chẽ yếu tố đầu vào trong nuôi trồng thủy sản như đảm bảo giống được sản xuất tại các cơ sở được chứng nhận của cơ quan nhà nước, trong quá trình di chuyển, con giống đảm bảo được kiểm dịch đầy đủ;
Sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y đã được công nhận được phép lưu hành, và đảm bảo vận hành trong các khâu sản xuất đúng theo quy trình là những nguyên nhân dẫn đến những thành công như ngày hôm nay.
Có thể bạn quan tâm

Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.