Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Phước Thắng là xã miền núi đặc biệt khó khăn, hầu hết là đồng bào dân tộc Raglai, người dân sau khi tái định cư về nơi ở mới vẫn chưa quen với việc cải tạo đất và sản xuất lúa nước.
Chính vì vậy, một thời gian khá dài, đất sản xuất được cấp cho các hộ dân nhưng chủ yếu bỏ hoang, cho thuê, hoặc sản xuất không mấy hiệu quả. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Hội, Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh đã giao nguồn vốn để Hội Nông dân xã Phước Thắng thực hiện mô hình thâm canh, sản xuất cây lúa nước. Tổng vốn thực hiện dự án là 400 triệu đồng, trong đó vốn của những hộ tham gia là 100 triệu đồng; vốn vay từ quỹ hỗ trợ Trung ương được phân bổ là 300 triệu đồng, với mức thu phí là 0,9%/tháng.
Trong quá trình triển khai, Hội Nông dân huyện, UBND xã và Hội Nông dân xã thường xuyên phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động và cùng các ngành chức năng như Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện mở các lớp tập huấn phổ biến về kỹ thuật thâm canh cây lúa nước, để nông dân áp dụng vào sản xuất, thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất.
Ông Trương Thọ Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bác Ái cho biết: Thuận lợi là vùng sản xuất của xã đã chủ động được nguồn nước tưới từ hồ Sông Sắt và người dân đồng thuận tham gia. Tuy nhiên, bước đầu triển khai cũng gặp không ít khó khăn, do đất mới chưa qua cải tạo nên kém màu mỡ, phần người dân chưa quen với sản xuất lúa nước, trình độ thâm canh còn hạn chế.
Kết quả, sau hai vụ thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 3,8 tấn đến 4,2 tấn/ha, cao hơn hẳn so với diện tích không tham gia dự án. Với diện tích 20 ha/25 hộ, qua hai vụ đã cho thu nhập 924 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ thu lợi trên 14,5 triệu đồng. Vì vậy, các hộ đã nộp phí đầy đủ hàng quý, có hộ đã trả dần vào tiền gốc và sang vụ thứ 3 sắp tới sẽ có thêm nhiều hộ trả gốc, để đảm bảo thu hồi vốn khi kết thúc dự án vào tháng 4-2014.
Nhờ tham gia mô hình, nhiều hộ dân có thu hoạch theo mùa vụ ổn định, tích lũy được nguồn vốn, tiếp tục sản xuất các vụ tiếp theo. Qua đợt bình xét hộ nghèo của xã, đã có 3 hộ tham gia dự án được thoát nghèo, tạo được chuyển biến tích cực trong đời sống, nhất là người dân dần biết ứng dụng khoa học-kỹ thuật, lịch thời vụ và cùng học hỏi trao đổi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 10/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam do Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF) tài trợ

Vịnh Xuân Ðài và đầm Cù Mông thuộc TX Sông Cầu là những thắng cảnh đẹp được thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch sinh thái biển đảo

Ngày 12/11, tại huyện Lắk, Đắk Lắk, Tập đoàn cá tầm Việt Nam đã tổ chức Lễ khai trương cơ sở nuôi trồng cá tầm Nga trên lòng hồ thủy điện Buôn Tu Srah. Cở sở này được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới, với lượng thả nuôi có thể đạt đến 1 triệu con, vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng

Hiện nay có các dòng ca cao thích hợp trên chân đất Bến Tre và Tiền Giang như: TD3, TD5, TD6, TD8, TD9, TD10 và TD11 cho năng suất và chất lượng hạt tốt. Trong mỗi vườn nên trồng từ 3 – 5 dòng nhằm tăng khả năng giao phấn để nâng cao năng suất

Trong những năm gần đây, việc thay đổi cơ cấu giống mới gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho nhiều nông dân ở huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Có nhiều hộ nhờ năng động, đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi đáng kể mức sống của gia đình