Thâm canh chè an toàn

Tính đến cuối tháng 9/2015 huyện Xín Mần có trên 2.200 ha chè, chủ yếu là giống chè Shan tuyết, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 1.900 ha, sản lượng chè búp tươi đạt bình quân 5.860 tấn/năm.
Nhằm đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, từ tháng 1 - 10/2015, được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, UBND huyện Xín Mần đã triển khai mô hình "Thâm canh cây chè theo tiêu chuẩn GAP" trên quy mô 10 ha tại xã Khuôn Lùng.
Mô hình được hỗ trợ 100% phân đạm, lân, kali, thuốc BVTV và 60% phân hữu cơ vi sinh; người dân đầu tư 40% phân vi sinh, công lao động và được hưởng toàn bộ sản phẩm của mô hình.
Để mô hình triển khai đạt hiệu quả, các ngành chức năng đã phối hợp với huyện triển khai tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè cho hộ tham gia...
Sau hơn 9 tháng triển khai cho thấy: Tổng sản lượng chè búp tươi của 10 ha mô hình đạt 72 tấn, cao hơn so với năng suất chè canh tác theo truyền thống của người dân 4,2 tấn/ha.
Bên cạnh đó, chất lượng của chè búp tươi đã được các cơ quan chức năng của Trung ương giám định và đạt tiêu chuẩn chè sạch theo tiêu chuẩn GAP.
Theo hạch toán, lợi nhuận thu được từ canh tác chè theo tiêu chuẩn GAP đạt gần 15 triệu đồng/ha, trong khi đó lợi nhuận thu được từ canh tác chè truyền thống của người dân chỉ đạt bình quân gần 8 triệu đồng/ha.
Ông Bùi Minh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần cho biết, mô hình đã giúp người trồng chè nâng cao hiểu biết và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, chăm sóc, thu hái, chế biến chè. Đồng thời tạo ra sản phẩm chè sạch để khẳng định thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Cơ quan Phòng chống gian lận thương mại của Pháp đã thu hồi và yêu cầu trả về Việt Nam 12 container tôm đông lạnh xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt Nam sau khi phát hiện có xử lý chiếu xạ nhưng không theo quy định của châu Âu (EU).

Trước thực tế nhiều sản phẩm nông nghiệp độc hại ngày càng nhiều trên thị trường, người tiêu dùng có xu hướng tìm nguồn thực phẩm sạch hơn.

Đài Loan áp dụng hàng rào kỹ thuật quá khắt khe nhằm hạn chế nhập khẩu trà Việt Nam.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) dự kiến có hiệu lực năm 2016 với nhiều cam kết mở cửa cho hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2017, quốc gia này lại áp dụng quy định chặt chẽ về an toàn thực phẩm nông sản.

Nông dân tại Hậu Giang và nhiều tỉnh ĐBSCL đã và đang chuẩn bị xuống giống vụ lúa chính trong năm (Đông xuân 2015-2016), nên sức mua nhiều loại lúa giống tăng mạnh trong những ngày gần đây. Do có sự chuẩn bị trước nên nguồn lúa giống khá dồi dào, giá cả ổn định.