Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thâm canh cây lúa và đa dạng hóa sản phẩm

Thâm canh cây lúa và đa dạng hóa sản phẩm
Ngày đăng: 14/09/2015

Đầy đủ điều kiện phát triển

Phát biểu tại diễn đàn, ông Phan Huy Thông  - Giám đốc TTKNQG khẳng định: Các yếu tố cần và đủ để phát triển và mở rộng lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa đã hội tụ trong bối cảnh hiện nay.

Theo đó, việc mở rộng thị trường, nâng cao năng suất, đảm bảo thu nhập, duy trì cuộc sống ổn định cho nông dân được chú trọng, quan tâm hơn. Thực tế, vùng biên giới phía Bắc (như Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên) đã có những tỉnh đi đầu trong xác định mục tiêu, tổ chức theo hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo với việc đồng bộ hóa các nội dung về kỹ thuật, thu mua cũng như xây dựng thương hiệu gạo đặc sản địa phương thành công.  

Người dân thu hoạch lúa tại Bát Xát, Lào Cai.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, hiện nay Bộ NNPTNT và các địa phương đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, do vậy việc phát triển giống lúa chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị của mặt hàng lúa gạo, đồng thời làm tăng thu nhập cho người dân đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành.

Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ gạo có chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt đối với khu vực thành thị, người có thu nhập cao, khách du lịch đến từ các nước, các thị trường ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Cùng với đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới được ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế; một số địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung...

Phải liên kết sản xuất

Theo lãnh đạo TTKNQG và các ý kiến tại diễn đàn, hướng vào việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo hàng hóa. Hiện nay tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành lúa gạo nói riêng là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập của người trồng lúa và phát triển bền vững.

Các ý kiến tại diễn đàn đồng tình rằng, để thực hiện chủ trương của Chính phủ, cần phải chuyển sản xuất lúa sang hướng thâm canh bền vững để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả nhưng không làm tổn hại đến môi trường. Biện pháp trung tâm của thâm canh bền vững theo phương châm “giảm và tăng”, trong đó đối với thâm canh lúa: Giảm lượng hạt giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, nước và lao động; tăng năng suất, chất lượng, giá trị dinh dưỡng, hiệu quả và thu nhập cho nông dân.

Những mục tiêu khác cần hướng đến của sản xuất lúa gạo là cần đa dạng hoá các sản phẩm từ lúa gạo. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa (cơ giới hoá khâu sản xuất và thu hoạch, bảo quản, chế biến); thực hiện cánh đồng mẫu lớn; đẩy mạnh liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp) để tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời, thực hiện bảo hiểm cho cây lúa... 

Nông dân Trần Thị Ngần (thôn Đồng Căm, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, Lào Cai) kiến nghị: Các ngành, cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình phục tráng, bảo tồn các giống lúa bản địa có chất lượng cao.

Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân để vận dụng phát triển sản xuất lúa chất lượng, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, làm giàu cho đồng bào vùng cao. 


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Ở Xã Ninh Đông Mở Ra Triển Vọng Mới Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Ở Xã Ninh Đông Mở Ra Triển Vọng Mới

Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn xã Ninh Đông (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã nhận được chứng nhận VietGAP. Điều này đang mở ra hướng đi mới, đầy triển vọng cho nghề trồng rau…

26/09/2014
Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su

Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

26/09/2014
Hà Nội Đưa Vụ Đông Trở Thành Vụ Sản Xuất Chính Hà Nội Đưa Vụ Đông Trở Thành Vụ Sản Xuất Chính

Trong vài năm gần đây, diện tích trồng cây vụ Đông trên địa bàn Hà Nội có xu hướng giảm dần do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, với mục tiêu đưa vụ Đông trở thành vụ chính nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, năm nay, UBND TP đã chỉ đạo các huyện, thị xã tích cực vào cuộc mở rộng diện tích trồng cây vụ Đông.

26/09/2014
Thoát Nghèo Nhờ Trồng Bông Thiên Lý Thoát Nghèo Nhờ Trồng Bông Thiên Lý

Gia sản chỉ có 2 công đất rẫy nên cuộc sống gia đình ông Thạch Vươl (58 tuổi, ngụ ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo khó. Năm 2013, một người em sống ở TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn trồng cây thiên lý để bán bông. Và nhờ đó, gia đình ông Vươl thoát nghèo.

26/09/2014
Cam Sành Tại Vườn Ở Vĩnh Long Giá Thấp Cam Sành Tại Vườn Ở Vĩnh Long Giá Thấp

Nếu bán xô (trái nhỏ, lớn đều cân) khoảng 8.000 đ/kg, cam lựa loại 1 chỉ 11.000 - 12.000 đ/kg, cam nước 3.000 đ/kg. Theo các hộ trồng cam, vào đầu vụ giá từ 25.000 - 30.000 đ/kg, giá giữ mức cao kéo dài 3 tháng, sau đó vào mùa thu hoạch rộ giá giảm dần.

26/09/2014