Thâm canh cây lúa và đa dạng hóa sản phẩm

Đầy đủ điều kiện phát triển
Phát biểu tại diễn đàn, ông Phan Huy Thông - Giám đốc TTKNQG khẳng định: Các yếu tố cần và đủ để phát triển và mở rộng lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa đã hội tụ trong bối cảnh hiện nay.
Theo đó, việc mở rộng thị trường, nâng cao năng suất, đảm bảo thu nhập, duy trì cuộc sống ổn định cho nông dân được chú trọng, quan tâm hơn. Thực tế, vùng biên giới phía Bắc (như Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên) đã có những tỉnh đi đầu trong xác định mục tiêu, tổ chức theo hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo với việc đồng bộ hóa các nội dung về kỹ thuật, thu mua cũng như xây dựng thương hiệu gạo đặc sản địa phương thành công.
Người dân thu hoạch lúa tại Bát Xát, Lào Cai.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, hiện nay Bộ NNPTNT và các địa phương đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, do vậy việc phát triển giống lúa chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị của mặt hàng lúa gạo, đồng thời làm tăng thu nhập cho người dân đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ gạo có chất lượng cao ngày càng tăng, đặc biệt đối với khu vực thành thị, người có thu nhập cao, khách du lịch đến từ các nước, các thị trường ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Cùng với đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới được ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế; một số địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung...
Phải liên kết sản xuất
Theo lãnh đạo TTKNQG và các ý kiến tại diễn đàn, hướng vào việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo hàng hóa. Hiện nay tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và tái cơ cấu ngành lúa gạo nói riêng là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập của người trồng lúa và phát triển bền vững.
Các ý kiến tại diễn đàn đồng tình rằng, để thực hiện chủ trương của Chính phủ, cần phải chuyển sản xuất lúa sang hướng thâm canh bền vững để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả nhưng không làm tổn hại đến môi trường. Biện pháp trung tâm của thâm canh bền vững theo phương châm “giảm và tăng”, trong đó đối với thâm canh lúa: Giảm lượng hạt giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, nước và lao động; tăng năng suất, chất lượng, giá trị dinh dưỡng, hiệu quả và thu nhập cho nông dân.
Những mục tiêu khác cần hướng đến của sản xuất lúa gạo là cần đa dạng hoá các sản phẩm từ lúa gạo. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa (cơ giới hoá khâu sản xuất và thu hoạch, bảo quản, chế biến); thực hiện cánh đồng mẫu lớn; đẩy mạnh liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp) để tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời, thực hiện bảo hiểm cho cây lúa...
Nông dân Trần Thị Ngần (thôn Đồng Căm, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, Lào Cai) kiến nghị: Các ngành, cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình phục tráng, bảo tồn các giống lúa bản địa có chất lượng cao.
Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân để vận dụng phát triển sản xuất lúa chất lượng, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, làm giàu cho đồng bào vùng cao.
Có thể bạn quan tâm
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.