Thái Niên (Lào Cai) Cam Trồng Thử Nghiệm Bị Sâu Bệnh Nặng

Hai giống cam V2 và cam Canh được trồng thử nghiệm tại xã Thái Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ” do sâu bệnh tấn công.
Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.
Thời gian gần đây, hai giống cam này đang bị sâu bệnh hoành hành. Ở cả 2 giống cam đều xuất hiện bệnh vàng lá, gân xanh. Phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ. Ở giống cam V2, trên mặt lá xuất hiện một lớp muội đen phủ kín, bên dưới mặt lá xuất hiện loại nấm vàng phủ kín, lâu dần, những đốm vàng chuyển sang màu xám, mốc.
Ông Lê Văn Hoan ở thôn Báu cho biết: Gia đình ông trồng được 150 gốc cam V2 từ tháng 3/2013. Ban đầu cây sinh trưởng tốt, khi cây được 1,5 tuổi thì phát sinh bệnh.
Người dân Thái Niên đang rất hoang mang, một số hộ còn có ý định xây bể, có hộ đã mua hệ thống ống dẫn nước, máy bơm cỡ lớn để lấy nước từ sông Hồng lên tưới cho cây nhưng nay ngừng lại, vẫn chưa dám lắp đặt vì sợ cây cam bị chết.
Ông Vũ Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Niên cho biết: Xã đã thông tin cho Viện Di truyền Nông nghiệp, phối hợp với Trung tâm chuyển giao Khoa học – Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) lấy mẫu cây bị bệnh và tìm nguyên nhân. Hiện tại, xã đã buộc phải tiêu hủy 120 gốc cam bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện Cam Lâm hiện có 5 xã, thị trấn hoạt động nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 560 ha. Bà con chủ yếu nuôi tôm thẻ, tôm sú, cá các loại và trồng rong sụn.

Thời gian gần đây, nạn trộm cắp lưới đánh bắt hải sản của ngư dân vùng biển huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xảy ra thường xuyên, khiến các chủ tàu cá thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện dịch bệnh, chết đang xảy ra ở tôm sú nuôi ghép với cua tại xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) trên diện tích 4.000m2, với tỉ lệ khoảng 90%.

Không qua một lớp tập huấn kỹ thuật nào nhưng với lòng đam mê cùng nghị lực vươn lên làm giàu, chị Đinh Thị Bàn ở thôn Tiến Hóa 2, xã Hồng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) tự học và nuôi thành công hàng chục đàn ong mật. Đến nay, chị đã có 60 đàn ong, cho thu nhập khá.

Chiều ngày 22.8 rảnh, chạy xe vào xã Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang xem lúa đã chín hay chưa thì gặp đàn gà có bộ lông màu hường rất bắt mắt.