Thái Nguyên Sẽ Tăng Diện Tích Trồng Nấm Hương Lên 60.000m2

Để phục vụ cho việc sản xuất nấm hương vụ mùa năm 2015, hiện nay, các hộ trong tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành làm bịch và trồng nấm. Năm 2015, dự kiến tăng diện tích trồng nấm trên địa bàn tỉnh là 60.000m2, sản lượng sẽ tăng thêm 150 tấn so với năm 2014.
Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đã sản xuất được các loại nấm như mộc nhĩ, nấm linh chi, nấm sò, nâm rơm và nấm hương. Riêng năm 2014, diện tích trồng nấm hương của tỉnh đạt trên 30.000m2, số lượng khoảng 1,2 - 1,6 triệu bịch. Nấm hương được trồng tại gia đình ông Nguyễn Đình Lực, xóm 2, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ); gia đình bà Lê Thị Hằng, xóm Chính Phú 2, xã Phú Xuyên (Đại Từ); phân đội 1 Trại giam Phú Sơn IV, huyện Phú Lương; doanh nghiệp Danh Tài, xóm Tân Thái, xã Hóa thượng (Đồng Hỷ); Công ty TNHH công nghệ sinh học Phú Gia, xã Hùng Sơn (Đại Từ).
Trong đó, Công ty Phú Gia có diện tích trồng nấm hương lớn nhất với 17.000m2; tiếp đến là phân đội 1 với 8.000m2. Số hộ vệ tinh và doanh nghiệp còn lại trồng từ 1.000 - 2.000m2. Theo đó, năm qua, sản lượng nấm hương của các hộ vệ tinh và Công ty Phú Gia đạt trên 100 tấn.
Với giá bán nấm hương khô lên tới 250 đến 300 nghìn đồng/kg như hiện nay, đầu ra ổn định, nhất là vào các dịp Tết Nguyên đán, nông dân trong tỉnh sẽ có thu nhập đáng kể sau mỗi vụ thu hoạch. Do đó, nhiều hộ dân và doanh nghiệp trong tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất nấm hương.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm hiện nay, người dân ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch quả mác mật với nềm vui được mùa, được giá.

Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 thị trường nước ngoài. Những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2013, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 5,5 tỷ USD.

Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại chợ Hà Vị, TP. Bắc Giang” được coi là mô hình chợ an toàn đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ông Nguyễn Tiến Từ - Chủ tịch UBND xã Phong Hải chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, quản lý quy hoạch, sản xuất vùng nuôi tôm trên cát của địa phương tại Diễn đàn KN @ NN "Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hướng an toàn, bền vững ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.

Chuyến ra khơi này tàu làm dịch vụ hậu cần, chuyên cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thu mua hải sản cho ngư dân. Tàu vận chuyển 17.000 lít dầu, trên 1.000 cây đá, 7.000 khay đựng cá…, tổng giá trị chuyến ra khơi trên 300 triệu đồng. Sau chuyến biển đầu tiên này, tàu SANG FISH 01 sẽ ra khơi để đánh bắt hải sản kiêm công tác dịch vụ hậu cần cho bà con ngư dân.